Tết nguyên đán của người Việt Nam
Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên đán, đó là Tết của gia đình. Như một thói quen linh thiêng và bền vững, mỗi năm Tết đến, dù đang ở đâu làm gì, kể cả người xa xứ vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà - nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời. Mấy tiếng "Về quê ăn Tết" không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn rau cắt rốn.
Do cách tính của Âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên Đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác. Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).Các phong tục ngày Tết :
1. Tục đưa ông táo:
- Cúng đưa Ông Táo về trời: báo cáo với Ngọc Hoàng ở thiên đình về tất cả những việc trong năm của gia chủ.
Tết Táo quân vào ngày 23
tháng Chạp - người ta coi đây là ngày "vua
bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình
trong năm qua. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào
ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng.Bởi
thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm
bạc tiễn đưa "ông Táo ". Cứ
phiên chợ 23 tháng Chạp, mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà
Táo bẵng giấy và 3 con cá chép làm "ngựa" (chuyện cá chép hoá rồng) đế
Táo quân lên chầu trời.
Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông... Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.
2. Gói bánh chưng, bánh tét:
- Đến ngày 27 hoặc 28 tháng Chạp người Việt có tục gói bánh
Chưng, bánh Dầy (Miền Bắc) và bánh Tét (Miền Nam), kho một nồi thịt kho
hột vịt hoặc thịt kho măng khô; dưa giá, dưa kiệu, dưa hành, dưa cải
muối ăn kèm.
Tục gói bánh chưng của người Việt đã tồn tại từ thời Vua Hùng xa xưa,
và cho đến nay vẫn không hề bị mai một. Bày ra bếp nào là nếp thơm, thịt
ba chỉ, nào là nhân đỗ xanh, lạt mềm, lá dong lá chuối, rồi cả gia đình
cùng quây quần mỗi người một việc gói bánh chưng là một trong những
việc mà trẻ con háo hức nhất mỗi dịp Tết. Ở miền Bắc sẽ là bánh chưng,
còn ở miền Nam sẽ là bánh tét. Về cơ bản, hai loại bánh này chỉ khác
nhau về hình dáng, còn nguyên liệu và hương vị là tương tự nhau.
Sau công đoạn gói bánh sẽ là 10 tiếng liên tục thức đêm canh nồi bánh.
Trong cái rét căm căm của những ngày giáp tết, bên bếp lửa hồng và nồi
bánh ùng ục, sẽ là cả những củ khoai lang được vùi trong bếp, vừa ấm vừa
ngọt đậm đà theo những câu chuyện của bà, của mẹ. Tuổi thơ của không ít
thế hệ người Việt, nhờ đó, mà đã hằn sâu những kí ức chẳng thể nào
quên.
3. Chợ Tết : có lẽ là phiên chợ nhộn nhịp
nhất của năm, phiên chợ Tết bắt đầu từ 25 tháng Chạp được bày bán suốt
ngày đêm và đa phần là các mặt hàng phục vụ tết như: các loại bánh mứt,
hạt dưa, lá dong để gói bánh chưng, lá chuối để gói bánh tét, nếp, thịt
heo, dưa kiệu, củ cải… cùng nhiều loại rau củ khác để làm kim chi, dưa
muối; các loại hoa (nhiều nhất là hoa mai, hoa đào, huệ tây, lay ơn,
cúc, vạn thọ…); dưa hấu, đu đủ, xoài, mãng cầu, dừa, thơm, quýt, sung…
cùng rất nhiều các loại trái cây khác để chưng cúng trên bàn thờ ngày
Tết.
5. Mâm cỗ : Trong mỗi gia đình
Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia
tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt
đối với tổ tiên, người thân đã khuất Ngày Tết sẽ không trọn vẹn nếu
thiếu đi mâm cỗ với những món cổ truyền để thắp hương ông bà tổ tiên bày
tỏ lòng tôn kính theo đúng truyền thống.
Người miền Bắc rất cầu kỳ trong mâm cỗ ngày Tết.
Theo truyền thống, mâm cỗ miền Bắc nếu trong gia đình nhỏ phải có đủ 8
món đựng trong 4 bát và 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, 4 mùa và 4 phương.
Với gia đình lớn thì mâm cỗ còn lớn hơn, gồm có 12-16 món chia đều đựng trong bát và đĩa.
Các món ăn truyền thống là bánh chưng, dưa hành, giò lụa, canh măng khô
thập cẩm, thịt gà, nem. Nhiều gia đình tươm tất đầy đủ hơn sẽ thêm
nhiều món ăn hiện đại hơn.
Với tráng miệng thì người miền Bắc có mứt
sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho... Những món này đặt trên bàn thờ
trong những chiếc đĩa và bát nhỏ xinh.
Người Miền Nam
Miền Nam cũng giống như miền Trung có loại bánh tét đặc trưng nhưng có hai loại nhân mặn và ngọt.
Phần nhân cũng có rất nhiều loại nhân như đậu xanh thịt mỡ, lòng đỏ trứng muối, nhân thập cẩm xá xíu,...
Nét đặc biệt của người miền Nam là món canh khổ qua (mướp đắng) được nhồi thịt hay nấu không đều ngon.
Theo người miền Nam thì món canh này sẽ giúp tiễn giải những khó khăn năm cũ để đón một năm mới tốt đẹp hơn.
Ngoài ra, mâm cỗ của người miền Nam có thêm món thịt heo kho nước dừa
hoặc canh chua cá lóc, củ kiệu muối, giò heo nhồi và lạp xưởng.
6. Mâm ngũ quả : trưng trên bàn thờ gia tiên ngày Tết thì có sự khác biệt giữa Miền Nam và Miền Bắc.
Mâm ngũ quả của người Miền Bắc có thể tùy ý lựa chọn thay thế trưng bày
các loại trái cây như: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt, cam, táo, ớt, mãng
cầu, vải, nhãn… miễn sao trái cây tươi ngon, đẹp mắt và đa dạng màu sắc
là được.
Còn mâm ngũ quả của người Miền Nam gồm các loại trái: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung.
Mâm ngũ quả trong Nam cũng khác so với ngoài Bắc. Trên mâm ngũ quả ở ngoài Bắc thường có : Bưởi, đào, quýt, chuối, hồng. Có khi người ta thay bưởi bằng phật thủ hoặc lựu Mâm ngũ quả trong Nam vẫn cứ giữ nguyên truyền thống là mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài mà các bà thường quan niệm sơ đẳng là "cầu - sung - vừa - đủ - xài”.
Ngày Tết, ngoài các loại thức ăn cúng ông bà tổ tiên trên bàn thờ nhất thiết phải chưng mâm ngũ quả. Chuối là cái nền cho mâm ngũ quả, thứ đến là bưởi hoặc phật thủ, hai loại này bắt buộc phải có. Ba loại còn lại phụ thuộc thì tuỳ loại quả có ở mỗi vùng mỗi khác nhau. Nhưng chung lại, mâm ngũ quả là những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động của con người. Vì vậy, chưng mâm ngũ quả ngày tết là một ý nghĩa nói lên ước vọng của gia đình bước sang năm mới được no đủ.
Ðã gọi là ngũ quả thì nhất thiết phải là 5 loại quả. Nhưng các vùng, các miền do mùa xuân hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo...
cac_phong_tuc_ngay_tet_ngu
Mâm ngũ quả tùy theo từng vùng mà trang trí khác nhau
Mỗi quả mang một ý nghĩa:
Chuối - phật thủ: như bàn tay che chở.
Bưởi - dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.
Hồng - quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.
Ở vùng Thủ Dầu Một, ngày Tết hầu như nhà nào cũng có mâm lễ: Long - Lân - Quy - Phụng. Kết từ hoa quả - tứ linh hoàn toàn mang tính hình tượng như hoa quả kết thành "vật thực”, thể hiện lòng thành của con cháu tưởng nhớ gia tiên, cảm tạ ơn trời, ơn đất.
7. Dọn dẹp nhà cửa: Không khí ngày trước Tết là rộn ràng, tất bật và vui nhất trong năm bởi nhà nhà đều bận rộn với việc "làm mới” từ việc dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế, tủ giường được lau chùi sạch sẻ. Người Việt Nam có tục kiêng quét nhà trong ngày tết vì cho rằng sẽ quét đi hết cả lộc trong năm của gia đình nên ngày cuối năm là phải cố gắng lau chùi, quét dọn cho tinh tươm.
8. Xuất hành: Sau khi cúng giao thừa cũng có người xuất hành đi chùa xin lộc đầu năm, cầu xin sự bình an và may mắn trong năm mới hoặc thường là sẽ đi chùa vào sáng mồng một sau khi đã chúc tết ông bà, cha mẹ và con cháu trong nhà.
Ba ngày đầu năm thì: "Mồng một thì tết mẹ cha
Mồng hai tết chú, mồng ba tết thầy”
9. Hái lộc, xông nhà, chúc Tết, mừng tuổi:
Ngày nay, vào đêm Giao thừa, những người trẻ thường rủ nhau đi chơi,
cùng bạn bè ngắm pháo hoa. Sau giờ khắc chuyển giao năm cũ – năm mới, họ
sẽ "hái lộc đầu năm” bằng việc mua về nhà những cây mía lộc được bán
trên đường. Đó cũng có thể là một "cành lộc” được xin về nơi đình chùa.
Tục lệ này bắt nguồn từ ước vọng năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh
vượng, sự nghiệp thành đạt hơn năm cũ.
- Chúc Tết , lì xì:
Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, bởi ai cũng thêm một tuổi vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi. Sáng ngày mồng một Tết mọi người đều mặc quần áo mới để con cháu chúc tết mừng thọ ông bà, cha mẹ, lì xì lấy lộc may mắn đầu năm mong ông bà cha mẹ dồi giàu sức khỏe sống thọ cùng con cháu. Các em bé nhỏ cũng được ông bà cha mẹ lì xì mừng thêm tuổi mới hay ăn chóng lớn, ngoan ngoãn, học giỏi.
- Mừng tuổi
Ngày Tết, người Việt Nam có phong tục lì xì cho trẻ em với mong ước các
em vui vẻ, hạnh phúc và chăm ngoan học giỏi. Phong bao lì xì màu đỏ
cũng tượng trưng cho sự may mắn, phúc lộc an khang. Trong văn hóa Trung
Hoa, ai chưa lập gia đình sẽ vẫn được coi là trẻ em và được phép nhận
phong bao lì xì.
- Xông đất :
Là tục lệ đã có từ
lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người quan niệm ngày mồng một là ngày "khai
trương” một năm mới, họ cho rằng vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra
suông sẻ, may mắn thì cả năm cũng được tốt lành, thuận lợi. Tính từ ngay
sau thời khắc giao thừa, bất kỳ người nào bước từ ngoài vào nhà với lời
chúc năm mới được coi là đã xông đất cho gia chủ. Người khách đến thăm
nhà đầu tiên trong năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cuối năm, mọi
người cố ý tìm xem những người họ hàng hay láng giềng có tính tình vui
vẻ, hoạt bát, đạo đức, thành công và hợp tuổi với gia chủ để nhờ sang
xông đất.
Người Việt quan niệm rằng, người xông đất sẽ quyết định cả một năm vui
vẻ, phát đạt hay không may mắn của mình. Vì thế, họ thường mời những
người có vận may, có tuổi hợp với chủ nhà đến xông đất. Người xông đất
phải ăn mặc chỉnh tề, sau đó phải đi hết một vòng quanh nhà với hi vọng
may mắn sẽ luôn tràn ngập khắp nhà gia chủ.
(Ảnh: Hát Văn)
10. Câu đối đỏ:
Ngoài tục xông nhà, xin chữ ngày Tết cũng là một trong những nét đẹp mang nhiều ý nghĩa của người Việt.
Người Việt với truyền ngày đầu năm mới sẽ đi xin chữ (Phúc, An, Lộc,
Tài, Thọ…) của Ông Đồ đem treo trước cửa hay trên tường nhà để cầu chúc
một năm mới với nhiều may mắn, con cháu thành công, học giỏi,…
Hình ảnh Ông Đồ nắn nót viết những câu đối chữ nho trên giấy hồng đào là
một hình ảnh đẹp thường thấy gây ấn tượng khó quên trong những ngày Tết
Nguyên Đán Việt Nam.
- Lễ hội Tết: còn đi kèm với rất nhiều Lễ - Hội truyền thống da dạng phong phú tùy theo bản sắc văn hóa đặc trưng của mỗi vùng - miền, mỗi địa phương khác nhau.
Ngày nay, cuộc sống quá bận rộn, ngoài quan niệm "ăn Tết” người ta còn quan niệm là "nghỉ Tết”, "chơi Tết”, khi cái ăn, cái mặc không còn là vấn đề quan trọng trong ngày Tết thì người ta hướng đến hưởng thụ về mặt tinh thần để thư giãn sau một năm làm việc miệt mài, vất vả. Tết hiện đại mọi người thích nghỉ ngơi thoải mái, đi chơi nhiều hơn, nhân dịp nghỉ Tết nhiều gia đình đã lên kế hoạch cho một chuyến du lịch cùng người thân hoặc cùng bạn bè, đồng nghiệp. Nếu có ở nhà ăn tết thì nhiều người cũng chọn đặt mua đồ đã được chế biến sẵn cho tiện lợi và đỡ phải mất nhiều thời gian
Tuy nhiên, ăn Tết đơn giản vẫn có cái hay riêng miễn sao chúng ta vẫn giữ được hồn quê Tết Việt, Tết vẫn còn nhiều phong tục tốt đẹp mang đậm tính nhân văn mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy để Tết Nguyên Đán mãi là Tết cổ truyền là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Ra ngoài thành phố đông đúc sẽ bắt gặp những cây Nêu cao trong dịp tết nguyên đán
Khi có giỏ thổi chúng chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng như tiếng phong linh, rất vui tai. Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ.
Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo quân, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống. Một vài năm trở lại đây thường thấy mọi người bán mía để tượng trưng thay cho cây nêu. Thấy cũng hay hay vì tết xong có thể hạ nêu xuống chén.
Múa lân mừng Xuân được biểu diễn rộn ràng trong các ngày tết với mong muốn năm mới thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hanh thông… Từ ngày xưa hoạt động múa lân mừng Xuân đã rất được yêu thích, ngày tết ở Sài Gòn những năm 90 lúc nào cũng nhộn nhịp tiếng trống lân rồng biểu diễn khắp đường phố.
Trong dàn múa lân ngày Tết không thể thiếu Ông Địa. Những đoàn múa lân mừng Xuân rất được hoan nghênh ở khắp nơi. Đoàn múa lân với các đạo cụ không thể thiếu như cồng chiêng, trống,… giúp ngày Tết thêm rộn ràng và náo nức.