Phát
hiện chất chống ung thư mạnh hơn thuốc 10.000 lần có trong loại gia vị ở
Việt Nam &. Lại bất ngờ vì một loại rau dại ở Việt Nam đang được
nhiều nước ‘săn lùng’ như thần dược
GỪNG và RAU SAM.
Phát hiện chất chống ung thư mạnh hơn thuốc 10.000 lần có trong loại gia vị ở Việt Nam
Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale,
cùng họ với củ nghệ, được trồng chủ yếu ở Ấn Độ, Đông Nam Á, Châu Phi
và Úc. Hợp chất chính của gừng là zingiberene có chứa gingerols. Theo
các nhà khoa học, vị cay của gừng có liên quan đến các hợp chất
capsaicin và piperine.
Theo
nghiên cứu đăng trên Tạp chí Sinh Lý học, Sinh Lý bệnh học và Dược học
quốc tế cho thấy gừng có tác dụng ngăn ngừa nhiều bệnh khác nhau. Bên
cạnh đó, gừng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm, kháng vi khuẩn và thậm chí có tác dụng chống ung thư.
Khi
gừng được nấu, nướng ở nhiệt độ cao hoặc sấy khô, một hợp chất khác gọi
là shogaol được tạo thành có tác dụng chống oxy hóa mạnh.
Trong
nấu ăn, bạn có thể dùng gừng cả ở dạng tươi và khô. Tuy nhiên, dùng
gừng như thế nào để phát huy tác dụng tốt nhất, khi nào nên dùng gừng
khô và cách dùng gừng tươi không bị mất đi tác dụng trong quá trình nấu
ăn? Là những câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc.
Dưới đây là câu trả lời của chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Jenny Hills về những vấn đề trên.
Gừng nấu ở nhiệt độ cao có mất đi tính chống oxy hóa không?
Như
chúng ta đã biết, nhiệt độ của nấu ăn thay đổi các thành phần hóa học
của hầu hết các thực phẩm. Ở dạng thô, không nấu chín, thành phần hoạt
chất của gừng là 6 gingerol. Tuy nhiên, khi gừng được nấu chín, hấp,
nướng, các thành phần của nó thay đổi và các hợp chất khác hình thành.
Một
nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế Y học Ayurvedic và Herbal
cho thấy, trong trường hợp gừng đun sôi sẽ giảm các các chất chống oxy
hóa, trong khi rang lại không ảnh hưởng đáng kể.
Tuy
nhiên, một nghiên cứu khác về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với các hợp
chất có trong gừng cho thấy, nếu thời gian nấu hoặc nướng gừng được giới
hạn trong khoảng thời gian từ 2-6 phút, mức độ chất chống oxy hóa tăng
lên 6 lần. Tuy nhiên, mức chất chống oxy hóa trong gừng lại bị giảm
xuống sau 8 phút.
Gừng tươi tốt hơn hay gừng khô tốt hơn?
Các
nhà khoa học phát hiện ra rằng, khi gừng tươi được sấy khô, các hợp
chất mới được hình thành. Các hợp chất này không có trong gừng tươi,
thậm chí chúng còn mạnh hơn gingerols, một trong số đó là hợp chất
6-shogaol có trong gừng khô.
Hợp
chất này khiến gừng khô có mùi và vị nồng hơn gừng tươi. Nghiên cứu
đăng trên tạp chí Phytochemistry cũng khẳng định rằng, cả 2 chất
gingerols và shogaol đều là chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng chống
viêm, chống ung thư và kháng khuẩn.
Tạp
chí Khoa học Dinh dưỡng và Khoa học Thực phẩm phát hiện ra rằng, nồng
độ cao nhất 6-shogaol được tạo ra khi gừng sấy khô ở 80 độ C.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chất shogaol có sức mạnh hơn tất cả các hợp chất khác trong gừng. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Ethnopharmacology cho
rằng, khi so sánh khả năng chống oxy hóa và chống viêm, 6-shogaol vượt
trội so với các hợp chất khác trong gừng, đây cũng là lý do y học thường
dùng gừng khô.
Do
vậy, chúng ta không nên lo lắng rằng, việc dùng gừng khô khi nấu ăn
thay đổi và mất đi tính chất chữa bệnh trong nó. Ngược lại, các bằng
chứng khoa học còn cho thấy việc sử dụng gừng khô tăng lợi ích đối với
sức khỏe.
Đặc tính chống ung thư của 6-Shogaol
Nghiên
cứu gần đây về chất 6-shogaol chiết xuất từ gừng có tác dụng chống ung
thư mạnh mẽ. Điển hình, một nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư
Hoa Kỳ cho thấy rằng chất 6-shagaol từ gừng khô ức chế sự phát triển của
tế bào ung thư tiền liệt tuyến.
Nghiên
cứu được đăng trên Tạp chí Dược học Anh cho thấy chất 6-shogaol có thể
ức chế sự lây lan của khối u ung thư vú. Ngoài ra thành phần này còn ức
chế sự phát triển của các cục u vú.
Cuối
cùng, nếu so sánh với thuốc điều trị ung thư Taxol, 6-shogaol vượt trội
hơn hẳn về khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư và khối u.
Các
nhà nghiên cứu cho hay ngay cả khi liều lượng thuốc điều trị ung thư
Taxol được tăng lên, 6-shogaol cũng chứng minh hiệu quả cao hơn 10.000
lần so với Taxol trong việc loại bỏ các tế bào gốc ung thư, ngăn chặn
khối u mới hình thành và bảo toàn cho các tế bào khỏe mạnh.
Cách sử dụng gừng trong nấu ăn để phát huy hiệu quả tốt nhất
Có
rất nhiều cách để sử dụng gừng trong nấu ăn để tăng lợi ích chống oxy
hóa. Tin tốt là dùng gừng tươi hay gừng khô trong bữa ăn hay đồ uống đều
giúp tăng cường sức khỏe của bạn.
Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích về cách dùng gừng trong chế độ ăn uống của bạn:
– Cho 1 miếng gừng tươi vào ấm đun nước sôi, dùng nước này pha trà mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch.
–
Bạn cũng có thể dùng ½ muỗng cà phê bột gừng khô cho vào chén nước sôi,
ngâm trong vài phút, thêm chanh và mật ong để thưởng thức.
–
Cho 1 lát gừng tươi vào các món như khoai tây chiên, súp và nước sốt
giúp tăng cường sức khỏe của bạn. Nêm gừng khi các món ăn gần chín để
các hoạt chất trong gừng không bị mất đi.
Một số lưu ý khi sử dụng gừng
Mặc
dù gừng là một loại thảo dược tuyệt vời với nhiều lợi ích sức khỏe, tuy
nhiên, dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng gừng theo Trung tâm Y tế
Đại học Maryland:
– Trẻ em dưới 2 tuổi không nên ăn gừng
– Không ăn quá 4g gừng mỗi ngày
– Phụ nữ mang thai có thể uống tới 1g gừng mỗi ngày
– Gừng có thể gây ợ nóng nhẹ, tiêu chảy và ợ hơi
– Nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu, nên nói chuyện với bác sĩ về lượng gừng dùng hàng ngày
– Nếu bạn đang có ý định phẫu thuật, tham khảo ý kiến bác sĩ nếu uống trà gừng mỗi ngày.
*Theo Healthyandnaturalworld
***
Lại bất ngờ vì một loại rau dại ở Việt Nam đang được nhiều nước ‘săn lùng’ như thần dược & Lại bất ngờ vì một loại rau dại ở Việt Nam đang được nhiều nước ‘săn lùng’ như thần dược
Mọc hoang đầy ở các khu vườn và ven đường, nhưng không ngờ loại rau dại này lại có nhiều công dụng đến thế.
Nếu
đã từng bất ngờ vì biết giá bán của một khay quả tầm bóp tại Nhật Bản –
loại quả hoang dại ở Việt Nam là 700.000 đồng/kg, thì chắc chắn khi
biết rằng một loại rau dại nữa mà người Việt đang "lãng quên” được người
dân ở rất nhiều nước săn lùng, thì nhiều người sẽ còn ngạc nhiên hơn.
Tên
gọi của thứ rau dại ấy chính là cây sam, loại rau dân dã đồng quê được
mệnh danh là "nông dân” vì rất dễ sống, mọc đầy ở trong vườn, ven đường,
bờ ruộng và cả những nơi khô cằn nhất. Đây là một loại cây mọng nước,
thân bò sát mặt đất với màu hơi hồng đỏ, trơn nhẵn với các lá mọc đối
thành cụm tại các đốt hay đầu ngọn, hoa sam màu vàng hoặc đỏ rất đẹp.
Rau
sam có vị đặc trưng, thanh và hơi chua. Dù được gọi là rau, nhưng ở
Việt Nam, người ta thường chỉ coi cây sam như là cây dại và chỉ dùng như
một loại rau ăn lá rất hạn chế, thậm chí ở nhiều nơi còn dùng làm thức
ăn cho bò. Có lẽ sẽ ít ai biết rằng, ở nhiều nước trên thế giới, người
ta đang "săn lùng” loại rau nhỏ bé này bởi những công dụng kỳ diệu đến
không ngờ.
Người
Trung Hoa xưa gọi rau sam là "rau trường thọ”. Theo nghiên cứu của các
nhà khoa học Mỹ và Úc, trong rau sam có chứa nhiều axít béo omega-3 hơn
các loại rau ăn lá khác. Nó là một trong số rất ít các loài cây có chứa
EPA omega-3 chuỗi dài, có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim
mạch và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể. Đây cũng là loại rau chứa
nhiều loại vitamin (chủ yếu là vitamin A, C và một số vitamin B cùng các
carotenoit), cũng như các chất khoáng dinh dưỡng như magiê, canxi, kali
và sắt.
Rau
sam còn có hai loại betalain ancaloit, là các betacyanin màu đỏ (trong
thân cây màu hồng/đỏ) và các betaxanthin màu vàng (trong các hoa và
những phần màu vàng của lá). Cả hai loại ancaloit này đều là các chất
chống ôxi hóa tiềm năng và người ta cũng phát hiện ra các tính chất
chống đột biến gen trong các nghiên cứu ở phòng thí nghiệm.
Rau sam tuy nhỏ bé nhưng lại có những công dụng kỳ diệu đến không ngờ.
Thêm
vào đó, rau sam còn là loại rau thanh đạm, thải độc lý tưởng bởi nó
không có cholesterol, không có chất béo, 100g rau sam có khoảng 93g nước
và các chất hoạt hóa thần kinh như DOPA, dopamin nên có ích cho trí nhớ
và có khả năng thải trừ bisphenol A, một chất độc, nên giúp cơ thể
thanh lọc hiệu quả.
Chính
vì những thành phần bổ dưỡng trên, mà rau sam được coi là một loại thảo
dược quý chữa nhiều bệnh như chữa mụn nhọt lở loét, đau răng, chữa trị
mẩn ngứa ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu, các chứng lỵ, giun sán
đường ruột, đầy bụng, trướng bụng…
Ở
nhiều nước châu Âu, rau sam được dùng trong các món ăn khá phổ biến,
người Hà Lan dùng rau sam làm dưa chua, người Pháp cũng rất thích rau
sam và chế biến thành nhiều món ăn đặc biệt, hoặc ở Mỹ, có món rau sam
trộn dầu giấm…
Đối
với người Việt, ở những nơi làng quê, ngày nắng nóng mà bữa cơm gia
đình có món canh rau sam nấu cá rô đồng thì ngon "hết sảy”. Còn có nhiều
cách khác chế biến món ăn từ rau sam. Đơn giản nhất là rau sam luộc
chấm mắm dằm ớt tỏi, hoặc chấm nước cá đồng (cá rô, cá diếc…) kho gừng
nghệ cũng rất mặn mà. Ngoài ra, còn có gỏi rau sam, rau sam xào tòi, rau
sam nấu tôm,… đều rất thanh và ngon.
Để
trồng rau sam, tốt nhất nên chọn những vùng đất ẩm, không cần nhiều ánh
nắng trực tiếp rọi vào, thậm chí có thể trồng dưới tán cây to bởi cây
ưa ẩm thấp. Nếu trồng trên sân thượng, nên chọn vị trí đặt chậu ở nơi có
nhiều bóng râm.
Cây
rau sam có sức sống mãnh liệt nên thích ứng với nhiều loại đất trồng,
nhưng tốt nhất là đất giữ ẩm tốt và nhiều dinh dưỡng. Khi làm đất, cần
bón lót thêm phân hữu cơ, phân trùn quế để có thêm dinh dưỡng.
Sau
khi gieo hạt, nhớ giữ ẩm thường xuyên để hạt nảy mầm. Cây rau sam có
sức sống mãnh liệt nên không cần tốn nhiều công chăm sóc. Bạn chỉ cần
tưới nước, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây và bón thêm ít phân trùn quế hoặc
phân hữu cơ thời kì rau phát triền mạnh để nhanh cho thu hoạch.
Đọc
đến đây, chắc hẳn những ai đã từng ăn món rau hoang dại này sẽ nhớ lại
ngay vị chua thanh của nó, còn ai chưa ăn, sẽ háo hức mong một lần
thưởng thức món rau dại có công dụng kỳ diệu này. Còn bạn, bạn đã bao
giờ thử món rau dại này chưa?