Nhồi máu cơ tim là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, có thể đe doạ tính mạng người bệnh sau vài giờ xảy ra. Nhiều bệnh nhân sống sót phải gánh chịu di chứng nặng nề.
- Biết chỉ số này để tránh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy thận!
- Tập 10 phút/ngày để thông mạch máu toàn cơ thể: Đơn giản để phòng đột quỵ, nhồi máu cơ tim
- Nếu có tỉ lệ chất này trong cơ thể cao, bạn có nguy cơ cao bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim
Theo WHO, bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Điều đó có nghĩa là,
số người tử vong vì bệnh tim mạch nhiều hơn bất kỳ nguyên nhân nào
khác.
Ước
tính có khoảng 17,7 triệu người tử vong vì bệnh tim mạch vào năm 2015,
chiếm 31% tổng số ca tử vong trên toàn cầu. Trong số đó có khoảng 7.4
triệu người mắc bệnh mạch vành và 6.7 triệu người tử vong do đột quỵ.
¾ trường hợp tử vong do tim mạch xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Hầu
hết các bệnh tim mạch đều có thể phòng ngừa được bằng cách thay đổi các
thói quen xấu – yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch như hút thuốc lá, chế
độ ăn uống không lành mạnh và béo phì, ít hoạt động thể chất, uống rượu.
Bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim có sự liên quan tới nhau. Nếu bị bệnh mạch vành mà không điều trị kịp thời, triệt để thì có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim cấp. Đây là một bệnh nặng có tỉ lệ tử vong cao.
Nhồi
máu cơ tim là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, có thể đe doạ tính mạng sau
vài giờ xảy ra. Nhiều bệnh nhân còn sống sót phải chịu di chứng nặng
nề.
Nhồi
máu cơ tim xảy ra khi thiếu máu cơ tim, lượng máu cung cấp cho tim
giảm, vượt quá ngưỡng chịu đựng và làm áp đảo các cơ chế sửa chữa tế bào
cơ có chức năng duy trì chức năng vận hành bình thường và cân bằng của
tim. Việc thiếu máu cục bộ vượt ngưỡng quan trọng lâu dài có thể dẫn đến
tổn thương hoặc chết cơ tim.
Tỷ lệ tim mạch ở người có tiền sử gia đình cao gấp nhiều lần người không có tiền sử.
Đối tượng nào dễ mắc nhồi máu cơ tim?
Theo
Trung tâm Y tế Clevelandclinic, 6 yếu tố nguy cơ chính dưới đây có thể
dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, tiểu
đường, cao huyết áp,
hút thuốc lá, giới tính và tiền sử gia đình. Nếu có bất kỳ yếu tố nguy
cơ nào trên đây, bạn có thể tăng gấp đôi nguy cơ phát triển bệnh mạch
vành:
1. Người bị tăng lipid máu
Tăng
mức cholesterol toàn phần, LDL, hoặc triglyceride có liên quan đến nguy
cơ xơ vữa động mạch vành. Mức HDL dưới 40 mg / dL cũng tăng nguy cơ.
Bạn có thể làm giảm cholesterol bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng một số loại thuốc statins.
2. Bệnh nhân đái tháo đường
Bệnh
nhân đái tháo đường có nguy cơ rất lớn mắc bệnh rối loạn mạch máu cơ
tim cũng như mạng mạch máu. Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ
tim, bởi nó có thể tăng tỷ lệ phát triển xơ vữa động mạch và ảnh hưởng
bất lợi đến cấu hình lipid.
Xơ
vữa động mạch ở bệnh nhân tiểu đường có thể xảy ra ở bất kỳ bệnh nhân
mắc đái tháo đường có phụ thuộc insulin hay không phụ thuộc insulin.
3. Người bị cao huyết áp
Huyết
áp cao mãn tính có liên quan tới nguy cơ nhồi máu cơ tim, bao gồm cả 2
dạng tăng huyết áp tâm thu và tăng huyết áp tâm trương. Huyết áp gây tổn
thương cho động mạch và đẩy nhanh sự tích tụ mảng bám.
Việc
kiểm soát huyết áp cao bằng các loại thuốc thích hợp đã được chứng minh
là có tác dụng giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim đáng kể.
4. Người hút thuốc lá
Một
số thành phần hóa chất có trong thuốc lá và khói thuốc lá được biết đến
là có thể làm tổn thương các thành mạch máu. Từ đó gây ra sự hình thành
xơ vữa động mạch, nếu tình trạng này kéo dài có teher làm tăng nguy cơ
nhồi máu cơ tim.
Một
nghiên cứu nhỏ được thực hiện trên một nhóm tình nguyện viên cho thấy,
hút thuốc lá làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối. Điều này có thể dẫn
đến các mạch máu bị tắc mà không phụ thuộc vào việc sử dụng aspirin.
Nam giới có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn nữ giới.
5. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn:
Tỷ
lệ mắc xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim ở nam giới cao hơn so với
phụ nữ ở ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, ở độ tuổi càng lớn, sau 50 tuổi,
nguy cơ này ở nam và nữ là như nhau.
6. Người có người nhà mang bệnh lý tim mạch:
Nếu
gia đình bạn có người mắc bệnh mạch vành, bạn có nguy cơ bị xơ vữa động
mạch và nhồi máu cơ tim rất cao. Bệnh mạch vành có thể di truyền được,
tỷ lệ tim mạch ở người có tiền sử gia đình cao gấp nhiều lần người
không có tiền sử.
Triệu chứng của nhồi máu cơ tim
Các triệu chứng thông thường của nhồi máu cơ tim bao gồm đau ngực và thở dốc, tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện nhiều cảnh báo rất khác:
- Áp lực hoặc thắt lồng ngực
- Đau ngực, đau lưng, đau hàm và một số vùng khác trên cơ thể. Cơn đau có thể kéo dài vài phút và nhanh chóng quay trở lại.
- Hơi thở ngắn
- Đổ mồ hôi
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Lo lắng
- Ho
- Chóng mặt
- Tim đập nhanh
Một
lưu ý rất quan trọng là không phải tất cả những người bị đau tim/nhồi
máu cơ tim đều cùng trải qua một hoặc nhiều triệu chứng nói trên. Đau
ngực là triệu chứng thông thường nhất thường gặp ở cả nam giới và phụ
nữ. Tuy nhiên, phụ nữ có nhiều khả năng gặp các dấu hiệu sau:
- Thở nhanh
- Đau hàm
- Đau lưng trên
- Chóng mặt
- Nôn
- Nôn mửa
Thực tế, một vài phụ nữ bị nhồi máu cơ tim còn nhầm tưởng các triệu chứng này với cúm.