NỀN GIÁO DỤC NÔNG LÂM SÚC - Bùi Tho sao chép -


Lời tòa soạn: Cám ơn Kỹ Sư Bùi Tho, cựu GS NLS BLAO, gởi tài liệu quý này để phổ biến trong giới THNLS Cần Thơ.

 Tài Liệu tham khảo

Thật bất ngờ khi nhận được một số chứng từ và những văn bản về ngành học Nông Lâm Súc mà chị Hà thị Kim Phụng MS 63 còn lưu giữ có những văn bản ngã màu qua thời gian, đã bị mọt đục, chị gửi đến tôi như một đóng góp cho việc sưu tập các kỷ vật của thời đi học để thực hiện Kỷ Yếu của lớp 1963-1966 với điều kiện là sau khi sao chép xong phải hoàn trả cho chị. Trong đó có  một tài liệu tôi cho là quí báu nhất còn giữ được mà mỗi một thành viên Nông Lâm Súc chúng ta ít ai biết đến hoặc có biết cũng chỉ một phần trong hoạch định chung của ngành NLS đương thời mà thôi, (Đây là một bản in đã cũ có thể chụp và chuyển ảnh lên, nhưng tôi cố gắng sao chép lại để cho việc đọc của các bạn được dể dàng hơnBùi Tho )

                           

NỀN GIÁO DỤC NÔNG LÂM SÚC

         

 A -Trường trung học Nông Lâm Súc

 

I-Mục Đích: Trường TH Nông Lâm Súc có mục đích:

-      Đào tạo nông dân có trình độ kỹ thuật tiến bộ

-      Đào tạo chuyên viên phục vụ nông nghiệp

-      Huấn luyện phụ nữ nông thôn thích nghi với đời sống và sinh hoạt tiến bộ của gia đình xã hội nông thôn

-      Mở những lớp dạy nghề cho thanh thiếu nhi nông thôn,nông dân nâng cao trình độ nghề nghiệp và kiến thức nông thôn

-      Sửa soạn cho  học sinh lên lớp chuyên viên trung đẳng cấp 1, cấp 2, kỹ sư và cao đẳng sư phạm NLS

 

II Các trường trung học NLS

a/ Trường tiểu học cộng đồng NLS: Có tất cả 58 trường có lớp 6 và 7 NLS chia ra:

-      Vùng I : 7 trường

-      Vùng II: 13 trường

-      Vùng III : 13 trường

-      Vùng IV : 25 trường.

Mục đích: Hướng dẫn thiếu niên nông thôn làm quen với ngành học NLS và chuẩn bị cho học sinh lên bậc trung học NLS.

 

b/ Trường Trung Học Nông Lâm Súc Đệ I Cấp : hiện có 17 trường tại 4 vùng chia ra như sau:

- Vùng I   : Quảng Nam, Quảng Ngãi

- Vùng II : Phú Yên, Khánh Hòa, Đà Lạt, Bình Thuận, Pleiku

- Vùng III : An Mỹ, Phước Tuy.

- Vùng IV : An Giang, Bạc Liêu, Cái Bè, Hà Tiên, Kiến Phong, Kiến Bình, Sa Đéc, Vĩnh Bình.

Mục đích:

- Chuẩn bị cho học sinh học lên bậc Đệ nhị Cấp

- Chuẩn bị cho học sinh lên học lớp chuyên viên trung đẳng cấp 1 NLS (hs không đủ điều kiện theo học Đệ Nhị Cấp và muốn hoạt động ở cộng đồng nông thôn)

c/ Trường trung học Nông Lâm Súc Đệ Nhị Cấp: hiện có tất cả 10 trường tại các nơi sau đây:

- Vùng I  : Huế

- Vùng II :Bảo lộc , Ninh Thuận

- Vùng III :Bình Dương ,Tây Ninh, Bình Tuy

- Vùng IV :Cần Thơ, Định Tường, Long An, Ba Xuyên.

Mục đích :

-      Thâu nhận học sinh các trường Đệ nhất cấp

-      Đào luyện học sinh có khả năng để tiếp tục lên bậc Cao Đẳng và Đại học.

-      Chuẩn bị cho học sinh lên lớp chuyên viên trung đẳng cấp 2 để trở thành nông dân tiến bộ hoặc hoạt động trong mọi lãnh vực sản xuất kỹ nghệ,thương mã,tín dụng,biến chế,khảo cứu liên hệ đến nông nghiệp.

 

 

 Tổ Chức :

Sau khi qua lớp 9 học sinh sẽ tiếp tục lên bậc đệ 2 cấp và bắt đầu chọn ban theo sở thích,các ban gồm có:

- Canh Nông : Chương Trình nặng về phần canh tác

- Mục Súc : Chương trình nặng về phần Chăn nuôi thú y

- Thủy Lâm: Chương trình nặng về phần khai thác rừng.

- Công thôn: Chương trình nặng về phần máy móc dụng cụ dùng trong nông trại.

III-Điều kiện nhập học

 Bậc Đệ Nhất Cấp

Muốn nhập học lớp 8 NLS mọi học sinh dđều phải qua một kỳ thi tuyển

- Nam từ 13-15 và nữ từ 13 – 18 tuổi (tính đến 31-12 năm mở cuộc thi)

- Đã học hết chương trình 6-7 phổ thông hoặc 6-7 Nông Lâm Súc Cộng Đồng, đặc biệt cộng thêm 1/10 tổng số điểm có được trong kỳ thi cho thí sinh đã học qua lớp 6 -7 NLS Cộng đồng.

       Hồ Sơ Dự Thi Gồm có:

        - Đơn xin dự thi có dán ảnh

- Khai Sinh

        - Bản Sao Văn bằng Tiểu Học

- Bản sao chứng chỉ học trình lớp 6-7 với điểm trung bình 10/20 trở lên

- Giấy cho phép của phụ huynh học sinh có thị thực

- Chứng chỉ sức khỏe do bệnh viện Công Lập cấp (nộp sau khi trúng tuyển)

Chương Trình Thi

-Toán            hệ số 3           thời gian 1;30        hình thức : 2 bài Toán

-Lý hóa                  3                         1:30                         :câu hỏi giáo khoa + 1 bài toán

-Vạn Vật               2                          1:00                         :một số câu hỏi

-Kiến thức phổ thông hs 2                 1:00                        :câu hỏi Công Dân,Sử Địa,Văn.

-Kiến thức NLS               3                 1:00                       :câu hỏi chương trình NLS.

Bậc Đệ Nhị Cấp

a/Miễn qua các kỳ thi tuyển: Những học sinh có văn bằng trung học đệ nhất cấp NLS tuổi 13-17 cho nam sinh và 15 – 20 tuổi cho Nữ sinh(tính đến 31-12 năm mở cuộc thi)

b/Qua kỳ thi tuyển: Trường hợp số học sinh miễn thi vượt quá số dự tuyển hay trường hợp không đủ học sinh dự tuyển thì trường sẽ tổ chức cuộc thi,

        Hồ sơ Dự thi gồm có (tương tự như bậc đệ nhất cấp khác là Chứng chỉ hay văn bằng của lớp 9 và không có giấy cho phép của phụ huynh)

        Chương Trình Thi : Chương trình lớp 9 trung học phổ thông.

*Môn thi, hệ số, thời gian, hình thức giống như ở đệ nhất cấp.

IV Quyền Lợi

a/ Bậc Trung học Đệ nhất Cấp:

- Học sinh sau khi học hết bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp nếu trúng tuyển bằng TH NLS sẽ tiếp tục lên lớp 10 bậc Đệ nhị Cấp.

- Nếu HS vì lý do gì không theo học Đệ nhị Cấp có thể theo học lớp Chuyên Viên Trung Đẳng cấp 1 thời gian học lớp này là 12 tháng và chỉ học chuyên nghiệp, Học sinh tốt nghiệp sẽ đi làm ở các cơ quan tư nhân hay công quyền.

b/Bậc Trung Học Đệ nhị Cấp:

Học sinh sau khi học hết bậc Trung Học Đệ nhị Cấp và đổ bằng tú tài phần 2 NLS sẽ:

- Được Ưu tiên miễn thi vào Trung Tân Quốc gia Nông Nghiệp nếu hội đủ diều kiện

- Được dự thi vào tất cả các trường Cao Đẳng và Đại Học

- Được dự thi vào lớp chuyên viên trung đẳng cấp 2, thời gian học là 12 tháng và chỉ học chuyên môn các ngành: Ngư Nghiệp - Nông Cơ - Nuôi Heo – Nuôi Gia Cầm – Kinh tế Nông Thôn – Túc Mễ - Thủy Lâm.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể được thâu nhận làm ở các cơ quan công hoặc tư có liên quan đến ngành học.

 

                         

        B - CÁC LỚP CHUYÊN VIÊN

 

Mục Đích:

 Ở các trường TH NLS đệ nhị cấp ngoài các lớp 8 -12 NLS còn có những lớp:

-  Chuyên Viên Trung đẳng cấp 1

-      Chuyên Viên Trung đẳng cấp 2

Các lớp này có mục đích :

- Huấn luyện cho hs không đủ điều kiện lên học bậc Trung học Đệ nhị cấp hay Cao Đẳng.

- Đào tạo chuyên viên có đầy đủ khả năng chuyên môn về Nông nghiệp để phục vụ mọi lĩnh vực sản xuất, thương mại, kỹ nghệ, tín dụng nông nghiệp.

II Các Trường Trung Học Đệ Nhị Cấp có Lớp Chuyên Viên:

 Huế                      chuyên viên cấp 1 & 2

Bình Dương                                          2

Định Tường                                      1

Cần Thơ                                           1 & 2

Ninh Thuận                                       1

III Tổ Chức

Lớp chuyên viên cấp 1 và 2 có học kỳ là 12 tháng (dự trù trong tương lai là 24) chia ra như sau:

- 8 tháng học về các môn chuyên môn.

- 4 tháng tập sự ở các nông trại các cơ sở liên hệ đến ngành học.

 Các lớp chuyên viên trung đẳng cấp 1& 2 có những lớp sau : Ngư Nghiệp – Nông Cơ – Nuôi Heo – Nuôi Gia Cầm – Kinh Tế Nông Thôn –Túc Mễ - Cây Ăn Trái – Thủy Lâm.

IV Điều Kiện Nhập Học

a/Lớp chuyên viên cấp 1 : Những học sinh có bằng Trung học đệ nhất cấp NLS sẽ được nhập học lớp chuyên viên trung đẳng cấp 1 nếu số học sinh không quá số dự tuyển. Nếu quá sổ dự tuyển phải qua một kỳ thi. Học sinh muốn dự thi phải có những điều kiện sau:

1-  Hạn tuổi: được 16 tuổi và không quá 17 tính đến ngày 31/12 năm mở cuộc thi với học sinh sắc tộc hạn tuổi từ 16-19

2-  Học Lực: có văn bằng TH  đệ nhất cấp ngành NLS.

3-  Chương trình thi : gồm 4 bài viết dưới hình thức một số câu hỏi soạn theo chương trình NLS tùy theo các môn thi liên hệ.

2-Lớp chuyên viên trung đẳng cấp 2:

Những học sinh có bằng tú tài 2 NLS sẽ được nhập học lớp CVTĐ cấp 2 nếu số học sinh không quá số dự tuyển. Nếu quá số dự tuyển thì phải qua một kỳ thi tuyển. Muốn dự thi HS phải có những điều kiện sau:

-          Nữ từ 18-24 Nam từ 18-20 tuổi tính đến 31-12 của năm thi

-          Hạn tuổi có thể lùi tối đa cho công chức bằng số năm tiền công vụ nhưng không quá 10 năm.

-          Ứng viên người sắc tộc: Hạn tuổi từ 18-24 tính đến ngày 31/12 năm thi.

-          Học lực có bằng Tú Tài phần 2 kỹ thuật ngành NLS thuộc ban liên hệ.

*Hồ sơ thi

A- Nộp trước khi thi:

- Đơn xin dự thi

- Giấy phép cha mẹ

- Bản sao văn bằng TT 2 NLS

- Giấy cam đoan bằng lòng phục vụ trong cơ quan chính phủ sau khi tốt nghiệp trong thời gian 10 năm,có thị thực chánh quyền.

- Giấy chứng nhận sắc tộc nếu là ứng viên sắc tộc.

A- Nộp sau khi trúng tuyển :

-1 trích lục tư pháp lý lịch không quá 6 tháng tính đến ngày nhập học -1 chứng chỉ hạnh kiểm không quá 3 tháng tính đến ngày nhập học.

-1 chứng chỉ sức khỏe do bệnh viện công lập cấp.

 Thí sinh công chức không phải nộp chứng chỉ Hạnh Kiểm, tư pháp lý lịch nhưng phải kèm giấy cho phép dự thi của trưởng cơ quan liên hệ cấp.

* Chương Trình Thi : gồm 4 bài viết dưới hình thức một số câu hỏi soạn theo chương trình lớp 10-11-12 trung học NLS.

 

V-Học Sinh có bằng Chuyên viên Trung Đẳng Cấp 1 cấp 2 được hưởng quyền lợi gì?

a/ Học sinh tốt nghiệp các lớp CVTĐ cấp 1 có thể được bổ dụng tại các cơ quan chính phủ với chỉ số lương 250. Làm việc tại các Nông trại, các đồn điền, các xí nghiệp liên hệ đến nông nghiệp và hưởng lương rất hậu cho việc trông nom cơ sở sản xuất của mình vì đã thu hoạch được nhiều lợi tức.

b/ Sinh viên tốt nghiệp các lớp CVTĐ cấp 2 có thể được bổ dụng tại các cơ quan chính phủ với chỉ số lương 350.

Làm việc tại Nông trại, đồn điền xí nghiệp, ngân hàng nông thôn và được hưởng lương rất hậu.

Là nhà sản xuất giỏi có nhiều lợi tức nâng cao đời sống cá nhân và kinh tế quốc gia.

 

       C- TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NÔNG LÂM SÚC

                                                  

I Mục Đích :

 Đào tạo Giáo sư chuyên nghiệp ngành Nông Lâm Súc Đệ nhất và Đệ Nhị Cấp.

II- Tổ Chức:

Học kỳ 12 tháng phân phối như sau:

-      9 tháng học ở trường

-      3 tháng thực tập ở các trường trung học và nông trại.

Trường Cao Đẳng Sư Phạm có các ban : Canh Nông – Mục Súc – Công Thôn – Ngư Nghiệp – Sinh Hoạt Gia Đình.

 Những ban này tăng hay giảm tùy nhu cầu công vụ và khả năng ngân sách.

III Điều kiện nhập học

Giáo sư Đệ Nhấp Cấp: - Quốc tịch Việt Nam

-          Nam sinh Viên từ 18 – 22 tuổi

-          Nữ sinh viên từ 18 – 24 tuổi

-          Ứng viên công chức có thể lùi lại số năm bằng số năm tiền công vụ nhưng không được quá 5 năm.

-          Các ứng viên sắc tộc có hạn tuổi 18-24.Có một trong các văn bằng sau đây:

-          Tốt nghiệp cấp trung đẳng trường Quốc gia NLM Blao (cấp Kiểm Sự) trong trường hợp không có đủ ứng viên cấp kiểm sự sẽ mở kỳ thi tuyển những người có tú tài toàn phần Kỹ thuật NLS để chọn them đủ số ấn định.

Chương Trình thi : Chương trình thi :Chương trình lớp 10-11-12 Trung học NLS và sau cuộc thi thực hành diễn giảng.

 

IV-Quyền Lợi

 a/ trong khi theo học : Sinh viên có thể được cấp học bổng 1800 đồng/ tháng trong suốt 12 tháng và được chuyên chở miễn phí trong các cuộc đi thực tập, tập sự, nghỉ hè, tết.

 b/ Sau khi tốt nghiệp: Được bổ dụng làm Giáo Sư Trung Học đệ nhất cấp ngành NLS hạng 5 với chỉ số 380

Riêng đối với Sinh viên công chức sẽ được bổ dụng làm giáo sư trung học NLS với Trật có chỉ số lương liền trên chỉ số lương trong ngạch cũ và mất hết thâm niên trong ngạch cũ nếu chỉ số được tăng từ 20 điểm trở lên.

V- Dự Định Tương Lai

Kể từ niên khóa 72-73 thời gian học của SV đệ nhất cấp là 2 năm,đệ nhị cấp là 4 năm.

Chương trình huấn luyện dự trù cho Giáo Sư đệ nhất cấp : 30% Sư Phạm và 70% Chuyên môn. Và 2 năm kế tiếp để tốt nghiệp giáo sư TH NLS đệ nhị cấp : 20% Sư Phạm và 80% Chuyên môn.

   

      D- LỚP HUẤN LUYỆN NGẮN HẠN THEO MÙA

 

I Mục Đích : Huấn luyện thanh thiếu niên Nông Thôn,Nông dân, những người không có văn bằng không đủ khả năng tài chính để theo học các lớp dài hạn tại các trường TH NLS

Trau dồi them căn bản về văn hóa và nghề nghiệp cho Nông dân và thanh thiếu niên nông thôn.

II – Tổ Chức

 Các lớp này được tổ chức tùy theo mùa màng và nhu cầu của nông dân hoặt thanh thiếu niên nông thôn.

 Thời gian ,đề tài,địa điểm và chương trình huấn luyện được thảo luận giũa Nông Dân và Ban Giảng Huấn để làm thế nào thích hợp nhất cho đời sống ,trình độ,nghề nghiệp của nông dân.

                                   

In và trình bày tại Trung Tâm Chuyên Nghiệp Phan Đình Phùng - số 2 Phạm Đăng Hưng Sài Gòn - 

Sao Chép   BÙI THO