Marie Curie – Ân nhân của nhiều chiến binh với công nghệ X quang
Những chuân chuyên của một nhà khoa học nữ tài năng
Marie Curie bắt đầu sinh sống tại Warsaw, Ba Lan từ năm 1867. Năm 1891 bà chuyển đến học vật lý và toán học tại Sorbonne ở Paris (Pháp). Từ đây tên tuổi bà nổi danh trong giới khoa học. Vào năm 1903, bà cùng chồng, ông Pierre đã khám phá ra nguyên tố radium và polonium, hai người cùng chia giải Nobel Vật lý với một nhà khoa học khác. Đúng ra, Marie Curie còn được trao giải Nobel hóa học vào năm 1911, nhưng vào thời điểm đó, gia đình bà gặp nhiều khó khăn, chồng bà tử nạn (năm 1906) do tai nạn đã khiến Marie Curie trở thành một phụ nữ góa bụa.
Nhà khoa học Marie Curie.
Và trên thực tế, đam mê khoa học của Curie đã không được ủng hộ, thậm chí còn bị ghen ghét và nghi ngờ bởi các những đồng nghiệp nam. Nhiều người cho rằng một phụ nữ chân yếu tay mềm không thể bình đẳng với đàn ông trong lĩnh vực khoa học. Ngay cả Viện Hàn lâm Khoa học Pháp cũng không ủng hộ cho những phát minh mà Marie Curie đã tìm ra.
Và cống hiến của bà trong Thế chiến thứ nhất
Năm 1914, nghiên cứu Radium của Marie Curie đã được hoàn thành đúng vào lúc Thế chiến thứ nhất bùng nổ, và cũng là lúc các đồng nghiệp nam trong phòng thí nghiệm của bà phải ra trận.
Bà đã tạo được 1 gram radium để sử dụng cho nghiên cứu không đủ để thử nghiệm trong chiến tranh nhưng bà lại rất muốn làm điều gì đó để đóng góp cho cuộc chiến.
Cuối cùng bà quyết định đưa công nghệ X quang vào phục vụ chiến trường. Bà cho rằng, chiến tranh chắc chắn không tránh khỏi thương vong và cần phải có sự chăm sóc y tế và X-quang sẽ là một công nghệ mới hữu ích, có thể cứu được nhiều mạng sống cho chiến binh khi làm nhiệm vụ.
Marie Curie và chồng.
Để hoàn thành sứ mệnh cao cả nói trên, Marie Curie đã tự nghiên cứu giải phẫu học, tự học cách lái và sửa chữa xe, Chưa hết, bà còn tự học cách sử dụng máy X-quang và đào tạo các chuyên gia y tế về cách sử dụng công cụ này. Marie Curie đã đích thân phát động chiến dịch gây quỹ. Tính đến tháng 10 năm 1914, bà xây dựng thành công một đơn vị X-quang di động đặt trong xe tải Renault, chiếc xe đầu tiên trong số 20 chiếc xe được Marie Curie quyên góp xây dựng.
Chiếc xe tải này được đặt tên là "Petites Curies" đi kèm với máy phát điện, giường bệnh và máy X-quang. Đáng buồn, một lần nữa, Marie Curie lại phải bán ý tưởng cho một cơ sở y tế, giống như bà từng làm, bán nghiên cứu khoa học của mình, chỉ giữ lại một thứ riêng cho mình, nhà nghiên cứu khoa học theo đúng nghĩa đen. Từ đây công nghệ X quang đã có chỗ đứng, được đưa tới Marne, nơi đang diễn ra chiến tranh ác liệt để thử nghiệm và kiểm định đánh giá giá trị của thiết bị trong môi trường thực tế.
Marie Curie và trạm X-quang di động Petites Curies.
Nhờ thiết bị nói trên, các bác sĩ quân y có thể phát hiện được những viên đạn và mảnh đạn còn găm lại trong cơ thể thương binh. Thông qua các phim chụp X- quang, công việc của bác sĩ phẫu thuật trở nên dễ dàng hơn, chính xác hơn, nhiều người được cứu sống, đặc biệt là ở những vị trí nguy hiểm.
Ngoài phương tiện chụp X-quang di động, Marie Curie còn đào tạo kỹ thuật X-quang cho hơn 150 phụ nữ, giúp họ đọc được phim, chẩn đoán hình ảnh chính xác hơn. Hơn một triệu lính Pháp được hưởng lợi từ phòng chụp X-quang di động Curious Petites và khả năng tiếp cận của các máy X-quang tại hiện trường. Năm 1918, khi Chiến tranh thế chiến thứ nhất kết thúc, giống như những người dân Paris khác, Marie Curie đã xuống đường chào đón chiến tranh tạm ngưng, thay vì đi bộ, bà đã tự lái chiếc Petite Curie cùng cỗ máy X-quang "anh hùng" trong buổi diễu binh đầy kiêu hãnh.
Mặc dù là một công dân Pháp yêu nước nhưng cuối cùng, sự cống hiến hy sinh của Marie Curie đối với khoa học và chiến tranh vẫn không mang lại kết cục tốt đẹp cho chính nhà khoa học này. Phơi nhiễm bức xạ đã làm cho sức khỏe Marie Curie trở nên tồi tệ . Do phơi nhiễm phóng xạ nhiều năm đặc biệt là để các ống nghiệm ngay trong túi áo nên bà đã bị nhiễm phóng xạ nặng, mắc bệnh bạch cầu trầm trọng, và qua đời năm 1934. Ngày nay, những cuốn sổ tay của bà còn lưu lại trong Thư viện quốc gia ở Paris vẫn còn chứa độc tố phóng xạ, nó nặng đến nỗi những ai muốn tiếp cận với các tài liệu này phải mang trang phục phòng hộ.
Nhờ trạm X-quang di động Petites Curies nhiều thương binh Thế chiến I được cứu sống.