HOA MAI NGÀY TẾT
Cây mai thuộc nhóm tứ quý "Tùng, Cúc, Trúc, Mai", biểu tượng cho cốt cách người quân tử. Mỗi dịp Tết đến xuân về, loài hoa này được người chơi săn đón trước cả tháng.
Đối với Nam bộ Xuân về Tết đến còn quan trọng hơn vì... nếu Mai không nở thì : Đâu ai biết Xuân về hay chưa ! Hoa Mai quan trọng như vậy nhưng các bạn đã biết hết các loại Mai và có bao nhiêu loại Mai hay chưa ?
1 - Mai năm cánh
Loại mai vàng mọc phổ biến tại miền Trung (Từ Đà Nẵng, Quảng Nam cho
đến Khánh Hòa) và trên dãy trường Sơn, trong những khu rừng già. Đây là
loại mai năm cánh tự nhiên, hoa nhỏ, thân vừa và nở hoa không nhiều và
rậm như một số loài mai khác mà nở thưa thớt. Nhưng nếu lạc vào rừng mai
này vào mùa xuân thì chúng ta sẽ thấy sắc hoa vàng rực rỡ cả một khu
rừng, cả một triền núi và xác hoa rơi có khi vàng cả một dòng suối.
Hương thơm ngập tràn và lan tỏa cả một vùng rộng lớn. Ở một số ngọn núi
thuộc đồng bằng sông Cửu Long như tại vùng Thất sơn (bảy núi) cũng có
loại mai này nhưng ít hơn và rải rác không tập trung.
3 - Mai chủy
Cũng là một loại mai rừng nhưng thân cây rất to, hoa nhiều, lá rộng, xanh bóng và có hình răng cưa. Loại mai này có hoa mọc thành chùm rất đẹp nên gọi là mai chủy (chủy có nghĩa là chùm, quần thể, quây quần lại, đặc nghẹt).
4 - Mai động, mai sẻ
Là một loại mai chuyên mọc ở những vùng cát trắng gần biển. Loại mai này có thân suôn thẳng và tròn và trổ bông thưa thớt. Nếu chúng trổ năm cánh thì gọi là mai sẻ, còn nếu có hơn năm cánh thìđúng là loa mai động. Mai động và mai sẻ mọc rải rác từ các tỉnh từ Quảng Bình, Quàng Trị vào tận các vùng duyên hải thuộc miền trung và có khi thấy chúng ở các vùng đồi cát trắng thuộc miền nam như Tây Ninh, Đồng Nai, Biên Hòa v..v..
5 - Mai chùm gửi, mai Tỳ bà, mai vương
Là một loại mai sống nhờ trên thân cây khác, nhất là các loại cây cổ thụ to lớn, chúng sống bám vào thân cây, một phần hút chất dinh dưỡng từ đất, một phần hút chất dinh dưỡng từ cây mà chúng bám vào. Không giống các loại chùm gửi khác chỉ bám trên thân cây khác, mai chùm gửi sống phân nửa dựa vào bộ rễ bám vào lòng đất của nó. Mai chùm gửi có thân ghồ ghề, cứng và xù xì cùng với những khối u kì dị. Chồi và tược cũng như hoa đâm ra từ những khối u đó. Hoa trổ khá dày và khít thành từng chùm đặc nghẹt. Có nơi còn gọi nó là mai tỳ bà hay mai vương.
6 - Mai hương, mai thơm hay mai ngự
Là một loại mai vàng có mùi hương rất thơm, thơm hơn tất cả các loài mai khác. Mùi hương của nó rất đặc biệt và có lẽ là nồng nàn hơn tất cả các loài mai nên nó được gọi là mai hương cho đúng với tính chất đặc biệt của loài mai vàng năm cánh này. Ở Bến Tre cũng có rất nhiều loại mai này mà người dân ở đây gọi nó bằng một cái tên rất miệt vườn là "Mai thơm" vì nó rất thơm, thơm hơn những loại mai thông thường mà người dân Nam bộ thường gặp. Ở Huế, loại mai này còn được gọi là "Mai ngự" vì nó được trồng trong cung và rất được Hoàng tộc mến chuộng dùng làm quà biếu cao cấp nên nó gọi là "Mai ngự".
7 - Mai châu (Mai trâu)
Là một loại mai trổ hoa rất lớn, hoa của loài mai này lớn một cách lạ thường, cánh to và rộng, màu vàng rực. Mỗi đóa hoa có đường kính hơn 5cm nên người ta gọi nó là mai trâu mà người Nam bộ thường đọc trại ra thành "mai châu".