CHUYỆN CÀ PHÊ VỚI LỨA TUỔI "THẤT THẬP CỔ LAI HY" - Phước Nguyễn -

CHUYỆN CÀ PHÊ VỚI LỨA TUỔI

"THẤT THẬP CỔ LAI HY"

I. TÌM HIỂU VẾ CÀ PHÊ (Café / coffee):

Nguồn gốc:
    Cà phê bắt nguồn từ tiếng Pháp (café), là một loại thức uống được ủ từ hạt cà phê rang, lấy từ quả của cây cà phê. Cà phê được phát hiện vào thế kỷ 15 tại các lăng mộ Sufi giáo ở Yemen.
Ở Constantinopolis (Istanbul ngày nay) có lẽ cà phê được biết đến lần đầu tiên vào năm 1517 (khi ông hoàng Selim I chiếm lĩnh Ai Cập). Năm 1554 quán cà phê đầu tiên ở châu Âu đã được mở ở đây bất chấp sự phản đối của nhà thờ. Vào năm 1645 quán cà phê đầu tiên của Ý được mở ở Venezia. Năm 1650 ở Oxford và năm 1652 ở Luân Đôn lần lượt xuất hiện các quán cà phê đầu tiên của Vương quốc Anh. Ở Pháp những quán đầu tiên được khai trương vào năm 1659 ở thành phố cảng Marseille, Paris ...

Đặc tính:
    Cà phê có ít tính axit và có thể gây kích thích đối với người sử dụng do có chứa hàm lượng cafein. Cà phê ngày nay là một trong những thức uống phổ biến trên thế giới. Thức uống này có thể được chuẩn bị và phục vụ theo nhiều dạng uống khác nhau (ví dụ như espresso, cà phê bình, latte ,...).

    Việt nam có có 5 loại cà phê phổ biến: Arabica, Robusta, Cherii, Moka, Culi.
1. Robusta:
   Robusta là 1 các loại coffee rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên VN – đặc biệt là vùng đất bazan (Gia lai, Đắk lắc) – hằng năm đạt 90-95% tổng sản lượng cafe VN, mùi hương nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người việt, nhưng quá đậm đặc với người ngoại quốc.
2. Arabica:
    Là một các loại cafe ở VN có hạt hơi dài, được trồng ở chiều cao trên 600m ( ở Nước Ta chủ yếu được trồng ở Lâm Đồng ), khí hậu lạnh ngắt, được trồng đa phần ở Brasil, và sở hữu tới 2/3 lượng coffee lúc bấy giờ trên thế giới.
3. Cherry (café mít):
    Trong nhiều chủng loại cafe Nước Ta thì Cherry hay còn gọi là cà phê mít bao gồm 2 giống đó chính là Liberica và Exelsa. Loại này không được thịnh hành lắm, nhưng đây là dòng có công dụng chống chịu sâu bệnh rất chất lượng và công suất không hề thấp. Được trồng ở những vùng đất khô đầy gió và nắng của vùng Cao Nguyên.
    Cherry mang trong mình 1 tính chất & hương vị không giống lạ của 1 loài cây trưởng thành và cứng cáp dưới nắng và gió của Cao Nguyên. Hạt coffe vàng, sáng bóng loáng rất đẹp. Khi pha tạo nên mùi hương thoang thoảng, đặc biệt là vị chua của Cherry tạo ra một cảm hứng thật sảng khoái. Cherry rất phù hợp với sở thích của phái đẹp với việc hòa quyện giữa mùi và vị tạo được một cảm hứng bình dân, cao sang trang trọng.
4. Coffee Culi:
    Nằm ở phía trong số nhiều chủng loại cà phê Nước Ta có hạt no tròn. nhất là trong một trái chỉ có độc tôn một hạt. Vị đắng gắt, mùi thơm mê đắm, hàm lượng cafein cao, nước đặc sánh, đó là quy trình tiến độ kết hợp tinh túy của việc duy nhất.
5. Cà phê Moka:
    Moka là một các loại coffee nổi tiếng thuộc chi Arabica, được người Pháp di thực từ trong năm 30 của thế kỷ trước, trồng ở Đà Lạt – Lâm Đồng. Trong các họ, giống cafe này khó trồng nhất, yêu cầu công quan tâm rất kỹ, dể bị sâu bệnh, cần có điều kiện môi trường lẫn kỹ thuật chăm bón tính chất, nhưng năng suất lại rất ít. Cây cà phê Moka chỉ có thể sinh trưởng và cách tân và phát triển ở chiều cao từ 1.500 m nên rất ít nơi trồng được. Hàng năm, Việt Nam xuất đi trên một triệu tấn cà phê phần đông phần lớn là coffee Robusta trồng ở Buôn Mê Thuột và 1 số ít tỉnh khác. Do đó, ở Việt Nam Moka là cà phê quý và hiếm, luôn có giá thành cao hơn nhiều chủng loại hạt cafe khác. có thể thấy, không có nhiều bạn tất cả chúng ta có dịp thưởng Moka nguyên chất, dù trên quốc tế tiêu thụ đến 80% cà phê Arabica, Moka.
    Càng lên cao, cộng thêm với điều kiện thổ nhưỡng, canh tác tương thích thì hương vị & chất lượng của Moka càng tuyệt đối. Chỉ ở vùng đất thuộc thành phố Đà Lạt với độ cao 1.600m là cà phê Moka thơm ngon nhất. Có thể nói Moka là hoàng hậu trong quốc gia các loại cafe, hạt Moka lớn và đẹp hơn hẳn so với giống khác, mùi thơm của nó rất riêng biệt, rất phong cách, ngây ngất, vị hơi chua một cách thanh thoát, dành cho những người sành điệu. Một khi đã vui hưởng được hương vị đích thực của Moka rồi, người ta sẽ không quên đến nó hơn bất kì các loại cà phê nào. Moka thơm sang trọng và quý phái và có vị đặc trưng là khẩu vị lựa chọn hàng đầu của không ít nước Âu lục & Mỹ.

II. THƯỞNG THỨC CÀ PHÊ VỢT:
     Từ đầu thế kỷ 20, cà phê được người Sài Gòn đón nhận khá nồng nhiệt. Vào khoảng những năm 1930, khắp địa phương Sài Gòn – Chợ Lớn (Région de Saigon – Cholon) hầu như sáng nào cũng có các quán cà phê đông khách. Theo thời gian, hương cà phê len lỏi và ngấm dần vào thói quen và kí ức của người dân khu phố thị bậc nhất xứ Nam Kỳ này.
    Trước khi uống cà phê kiểu Pháp, người Sài Gòn pha cà phê vợt theo kiểu Trung Hoa. Cà phê vợt hay còn được gọi với những cái tên khác như cà phê bít tất hay cà phê kho là một trong những nét văn hóa xưa của cộng đồng người Hoa còn sót lại tại Sài Gòn. Cà phê xay nhuyễn được lọc qua vợt bằng vải the dài như bít tất, ủ trong siêu thuốc bắc để ra hết vị. Thứ nước đầu này được tiếp tục đem kho liu riu trên bếp than.

    Những quán cà phê vợt còn tồn tại bây giờ rất hiếm hoi ..., trong đó có:
1. Quán cà phê vợt ở hẻm 330/2 Phan Đình Phùng:
    Với "tuổi đời" bước sang con số hơn 60, quán cà phê vợt của bà Phạm Ngọc Tuyệt và ông Đặng Trần Con ở lề đường của hẻm 330 Phan Đình Phùng (330/2 Phan Đình Phùng, Phường 1, Phú Nhuận, TP. HCM) đã trở thành một điểm đến quá quen thuộc của người Sài Gòn.
    Nét đặc trưng của quán không chỉ nằm ở tuổi đời mà còn ở cách thức pha cà phê bằng chiếc vợt thay vì phin như bình thường. Người bán cà phê dùng nước sôi để trụng sạch vợt rồi cho vào trong một lượng cà phê xay nhuyễn nhất định. Sau đó, nhúng chiếc vợt vào siêu nước đang sôi, lấy muỗng khuấy đều vài lần rồi đậy nắp siêu lại, để trong khoảng 5 đến 10 phút cho cà phê thấm dần và tạo nên những mẻ cà phê tuyệt ngon với hương vị 60 năm không đổi.

  


2. Quán cà phê Ông Thanh (đường Tân Phước, Phường 6, Quận 11):
    Cách pha chế của quán ông Thanh có phần xưa cũ với bếp củi, siêu đất nung. Cứ 5 h sáng, bếp củi nhà ông lại đỏ lửa để đun nước sôi pha cà phê phục vụ khách.
    Bí quyết pha cà phê của ông là không bao giờ giặt vợt pha bằng xà phòng vì dễ làm mất mùi thơm của cà phê. Đồng thời ông dùng siêu đất - loại siêu chuyên dùng để nấu thuốc bắc để pha cà phê. Cầu kỳ là thế nên khi nhấp từng ngụm, người uống sẽ cảm nhận được mùi thơm, vị đậm đà tan chảy từ đầu lưỡi đến họng.

3. Quán cà phê Cheo Leo (109/36 Nguyễn Thiện Thuật, phường 2, quận 3):
    Là quán cafe lâu đời nhất SG, từ năm 1938. Mình thích nhất vị cà phê sữa của quán, thơm ngon nguyên chất không quá ngọt hay quá đắng như các quán khác; giá cũng rẻ, không gian đậm chất SG xưa.
    Thuở ấy khu vực Bàn Cờ còn heo hút, hoang sơ nên ông Vĩnh Ngô đã đặt tên quán là Cheo Leo, riết rồi người ta cũng gọi chủ quán là "Cheo Leo"

    Chị Nguyễn Thị Sương, con gái của ông Vĩnh Ngô chia sẻ: "Nước máy để trong thùng chứa chừng 3 ngày cho bay hết mùi thuốc sát trùng thì mới đem ra nấu cà phê"
    Một khách ruột của quán tâm sự: "Sanh thời ông Cheo Leo điệu nghệ lắm. Ổng luôn vận quần soọc, cỡi xe Vespa đi chợ Bến Thành mua cà phê chánh hiệu Meilleur Gout, Jean Martin mang dzìa pha vợt. Tới khi Sài Gòn đã hiếm quán cà phê pha vợt, ổng cũng không chịu pha phin, biểu pha bằng cái phin thì cà phê cũng chẳng ngon hơn chút nào, mà nỡ bỏ đi cái cách cà phê pha vợt đã quá thân thương với người Sài Gòn. Tụi tui mến ổng là vậy”.
    Mở cửa: Từ 5 h 15 sáng đến 6 h 45 chiều.
    Giá: Cà phê đen (13.000đ), bạc sỉu (8.000đ, 10.000đ)....

    Mong góp vui với các Bạn già, xồn xồn, trẻ về cà phê SG. Bây giờ ra miền Trung, miền Bắc nếu gọi cà phê theo kiểu Sài Gòn thì quán sẽ phục vụ ly cà phê khác với địa phương đang bán ....

Phuoc Nguyen