Những
hành động làm
hại thận rất nhiều
Thận suy thường chỉ bộc lộ khi đã quá
nặng, vì vậy bạn phải tránh những thói quen hại thận cực kỳ phổ
biến sau trước khi muộn màng.
Bạn có thể sống một cuộc
sống hoàn toàn bình thường dù thận chỉ làm việc với 20% chức năng của nó. Đó
chính là lý do tại sao sự suy giảm chức năng gây thiệt hại cho thận thường diễn
ra chậm và khó phát hiện trong một thời gian dài.
Đôi khi, ngay cả những thói
quen thông thường cũng có thể gây hại cho thận của bạn và đến khi phát hiện ra
thì đã quá muộn, thận không thể thực hiện tốt chức năng như kích thích tố sản
xuất, lọc máu, hấp thụ chất khoáng, sản xuất nước tiểu và duy trì sự cân bằng
axit-kiềm như trước đó. Vì vậy khi còn chưa muộn, hãy từ bỏ những
thói quen hại thận sau.
1. Ăn uống thiếu vitamin
B6. Một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ vitamin là vô cùng quan trọng đối với chức
năng của thận. Thiếu hụt vitamin B6 làm tăng nguy cơ sỏi thận. Bạn nên tiêu thụ
ít nhất 1,3 mg vitamin B6 mỗi ngày. Các nguồn giàu vitamin này bao gồm cá, đậu
xanh, gan bò, khoai tây, các loại rau giàu tinh bột và các loại trái cây họ cam
quýt...
2. Lười thể dục. Tập thể dục là một cách tốt để bảo vệ thận. Những người
thường xuyên thể dục có nguy cơ bị sỏi thận thấp hơn 31% so với những người
lười thể dục. Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh không những giảm nguy cơ sỏi
thận mà còn giúp thận làm việc tốt hơn
3. Thiếu magiê. Nếu không được bổ sung đủ magiê, cơ thể sẽ không thể hấp
thụ và tiêu hóa canxi đúng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng quá tải canxi và
hình thành sỏi thận, thận hỏng, thận yếu. Để ngăn chặn điều đó, bạn nên bổ sung
magiê trong chế độ ăn uống của mình bằng cách tiêu thụ các loại rau lá xanh, đậu, hạt giống
và các loại hạt...
4. Ngủ không ngon giấc. Một
giấc ngủ đêm tốt là rất quan trọng đối với thận. Sự gián đoạn giấc ngủ mãn tính
có thể gây ra bệnh thận do ảnh hưởng trực tiếp đến các mô thận. Bạn nên ngủ đủ
8 tiếng mỗi đêm để tốt cho thận của mình.
5. Không uống đủ nước, thói
quen hại thận hàng đầu. Thận phải được cung cấp đủ nước mới có thể thực
hiện tốt chức năng của mình. Nếu bạn không uống đủ nước, các độc tố có thể bắt
đầu tích tụ trong máu và không được lọc thải hết qua thận, tăng nguy cơ sỏi
thận. Cách dễ dàng nhất để xem bạn có uống đủ nước hay không là kiểm tra màu
sắc nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng thì có thể bạn đang thiếu nước.
6. Nhịn tiểu. Giữ lại nước
tiểu trong bàng quang (nhịn tiểu) là một thói quen hại thận khủng khiếp vì
nó làm tăng áp lực nước tiểu ở thận và dẫn đến suy thận, thận hỏng, thận yếu.
7. Tiêu thụ quá nhiều muối.
Muối quan trọng đối với cơ thể, nhưng không có nghĩa là bạn tiêu thụ bao nhiêu
cũng được. Tiêu thụ nhiều muối có thể làm tăng huyết áp gây căng thẳng cho
thận, khiến thận làm việc không hiệu quả. Tốt nhất, bạn không nên tiêu thụ quá
5,8 gam muối mỗi ngày.
8. Tiêu thụ quá nhiều
caffeine. Bạn thường tiêu thụ nhiều caffeine hơn bạn nghĩ và điều này vô tình
sẽ khiến thận phải làm việc quá mức, ảnh hưởng đến cả huyết áp của bạn.
9. Dùng thuốc giảm đau
thường xuyên. Tất cả các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng phụ, và một trong
những tác dụng phụ nguy hiểm nhất là gây ra thiệt hại cho thận do thận phải làm
việc cật lực để đào thải hết lượng thuốc đó khỏi máu.
10. Tiêu thụ quá nhiều protein. Tiêu thụ quá nhiều protein trong chế độ
ăn uống có thể gây hại cho thận vì thận phải nỗ lực làm việc nhiều hơn, có thể
dẫn đến giảm chức năng của thận
11. Uống quá nhiều rượu. Các độc tố được tìm thấy trong rượu không chỉ
gây tổn hại gan, mà còn có hại cho thận. Uống rượu sẽ làm tăng khối lượng công
việc mà thận phải làm nên về lâu dài sẽ khiến thận bị hủy hoại nhanh chóng
12. Hút thuốc. Hút thuốc
dẫn đến thu hẹp và xơ cứng mạch máu, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho tất cả
các cơ quan quan trọng, bao gồm cả thận. Ngoài các thói quen xấu, những
yếu tố sau đây cũng làm hỏng thận nhanh chóng:
Béo phì. Béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thận. Nhiều
người còn cho rằng căn bệnh có xu hướng tấn công phụ nữ cao hơn nhiều so với
nam giới. Tuy nhiên
hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác cơ chế gây bệnh của béo phì.
hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác cơ chế gây bệnh của béo phì.
Tiếp xúc với hóa chất. Bên
cạnh thói quen hút thuốc lá, các nhà khoa học khẳng định tiếp xúc với hóa chất
độc hại như thuốc nhuộm aniline, amiang, benzen, cadmium… cũng làm tăng khả
năng mắc bệnh.
Ảnh hưởng của yếu tố di
truyền. Những đối tượng có người thân từng mắc ung thư thận dễ đối diện với căn
bệnh cao hơn bình thường. Trong số các dạng ung thư thận, ung thư do di truyền
thường gây ra hội chứng Von Hippel-Lindau (VHL), bệnh sơ cứng ống thận, hội
chứng Birt-Hogg-Dube, ung thư tế bào trong và tế bào kẽ của thận.
.
Tia xạ. Các đối tượng từng
được chiếu xạ nhằm điều trị rối loạn ở tử cung dễ đối diện với ung thư thận hơn
so với người chưa từng thực hiện. Trong khi đó, giới nghiên cứu khẳng định
chiếu xạ làm tăng nguy cơ mắc bệnh rất nhỏ nên không cần quá lo lắng.