MỘT THỜI ĐỂ NHỚ! - Trần Thị Chắn k2 -

MỘT THỜI ĐỂ NHỚ!

Trần Thị Chắn  - Khóa 2

Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê Chợ Gạo, là con thứ sáu trong một gia đình có rất nhiều anh chị em, một đội quân tóc dài chiếm hai phần ba trong gia đình ( Ngũ Long Công chúa), một gia đình truyền thống rất là Việt Nam.

Tôi vào học trường Thí điểm Nông Lâm Súc Chợ Gạo từ năm  đệ thất ( bây giờ là lớp sáu). Ba tôi muốn tôi  theo học ngành nông nghiệp vì gia đình đa phần sống về nghề nông, kinh doanh buôn bán là phụ. Đến năm đệ ngũ tôi phải chuyển về trường Nông Lâm Súc Định Tường, ngày hai buổi đi về bằng chiếc xe đạp, cùng các bạn đạp xe 12 kí lô mét từ Chợ Gạo đến trường ( bây giờ là trường Cao Đẳng Nông Nghiệp Nam Bộ). Những hôm học cả ngày, các bạn ở lại dựa lưng vào gốc dừa tại khu vườn nhà dì Tư bán bán đá đậu để ăn cơm tay cầm, rồi lại kháo chuyện thật vui, nhất là bạn Chung Kim Hải thường hay rũ nhau cầu cơ, bạn Tuyết Mun không tin đứng trố mắt ra nhìn con cơ chạy vù vù, miệng luôn bảo “ Mấy đứa tụi bây xạo quá!”. Thế là rượt chạy vòng vòng, thậm chí có đứa bị té xuống mương ướt hết cả quần áo. Những kỷ niệm ấy tôi cứ ngỡ như ngày hôm qua.

Hết năm đệ tứ, thấy các bạn làm hồ sơ vào học lớp Huấn Sự, tôi cũng ham vui làm theo, học được một năm , cả lớp phải đi thực tập. Lớp Huấn Sự nằm ở cuối phần đất của trường, một bên là lớp học, còn một bên là trại gà do Bác Mười trông coi.

Ban Giảng huấn của lớp Huấn Sự gồm các giáo viên:

………………

……………..

  hai mươi học viên:

                                      
Hàng trước(1) Trần Thị Chắn, Trần Thị Hoàng, Nguyễn Ngọc Lệ, Nguyễn Thị Chín.
Hàng giữa (2) Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Võ Anh Đào, Nguyễn Thị Thu Liên, Lâm Thị Xuân.
Hàng sau (3) Thân Thị Kiều Nhi, Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Thị Rạng, Lâm Thị Trọn.

1.      _  Võ Thị Tỉnh

2.      _  Trần Thị Chắn

3.      _  Nguyễn Thị Ánh Tuyết

4.      _  Lâm Thị Trọn.

5.      _  Lâm Thị Xuân.

6.      _  Nguyễn Thị Biết.

7.      _   Nguyễn Thị Phượng.

8.      _  Nguyễn Thị Rạng.

9.      _  Võ Anh Đào.

10.  _  Nguyễn Thị Thu Liên

11.  _  Trần Thị Hoàng.

12.  _  Bùi Văn Nhiệm.

13.  _ Nguyễn Thanh Ka.

14.  _  Nguyễn Ngọc Lệ

15.  _ Thân Thị Kiều Nhi.

16.  _  Nguyễn Thị Chín

17.  _  Ân

18.  _  Nghĩa.

19.  _  Sanh.

20.  _  Triệu


Sang năm thứ hai, cả lớp đi thực tập về nhiều ngành nghề ở nhiều tỉnh khác nhau:

Tỉnh Gò Công: Thực tập về nghêu.

Tỉnh Gò Công nổi tiếng về nghêu, nghêu ở biển Tân Thành nổi tiếng ngọt, mềm lại thơm. Nhưng lúc đó giá nghêu bấp bênh, rất rẻ, là món ăn của những người nhà nghèo: “ Canh nghêu giá hẹ”. Tuy vậy nó là món ăn rất ngon, húp vào một muỗng canh nghêu là nghe “ ngọt mát tâm can”.

Vùng biển ven miền tây ít sóng gió, đáy biển là cát pha bùn nên từ Tiền Giang qua Bến Tre đến Sóc Trăng, Cà Mau… đều là nơi nghêu ưa trú ngụ. Một trong những vùng nuôi nghêu lớn nhất và có sản lượng cao nhất phải kể đến Gò Công, ngày xưa còn gọi là Tỉnh Gò Công.

Biển Tân Thành có nguồn thức ăn trời cho, người nuôi nghêu chẳng tốn đồng thức ăn nào cả - lẽ ra phải gọi là người giữ nghêu mới đúng – Người nuôi chỉ tốn chi phí mua nghêu giống, giăng lưới , cất chòi… cứ như vậy mà trời biển nuôi dùm.

Sản lượng đạt 15-20 tấn/ha trong một vụ (…. tháng).

Tỉnh An Giang : Thực tập về lúa Thần Nông IRRI

Lúa IRRI du nhập vào Việt Nam trong thập niên 80 của thế kỷ thứ 20, đã giúp cho người Việt Nam vượt lên đứng hàng thứ hai trong các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Đây là “cây lúa của người nghèo” bởi vì nó có tỉ lệ tấm cao ( khoảng 20%), nhưng đây là loại ngắn ngày ( từ 95 – 100 ngày), kháng rầy nâu, phù hợp với khí hậu Việt Nam..

Ngoài ra nó còn có ưu thế là năng suất cao 6-7 tấn /ha/ vụ, nhiều nơi có thể lên đến 9 tấn /ha/ vụ. và chi phí thấp so với các giống khác.

Du nhập giống lúa thần nông vào Việt Nam và phổ biến cho nông dân liên quan đến hai người:

Chuyên viên người Mỹ Thomas Hargrore và Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân. Cả hai người đều là chuyên gia về Nông nghiệp, chuyên lai tạo và phổ biến các loại giống lúa mới cho nông dân tại Đông Nam Á.

Tỉnh Biên Hòa: Thực tập về heo Yorshire tại Trại Heo Phát Ngân:

Giống lợn đầu tiên được công nhận năm 1868, giống lợn này có màu da trắng, với hai tai dựng lên và mặt hình đĩa. Ban đầu  nó được phát triển như là một giống lợn nuôi ngoài trời , nhưng ngày nay nó được nuôi nhốt và được thị trường ưa chuộng vì nó có lượng nạc lớn.

Lái Thiêu: Thực tập ở Trại gà An Bình:

Giống gà mỹ Leghorn cho năng suất trứng một năm trên 300 quả cho 1 mái, với tiêu tốn thúc ăn  bình quân 150 – 170 gam cho 1 quả trứng.

Các giống gà trứng bao  gồm gà đẻ trứng vỏ trắng và gà đẻ trứng vỏ nâu.. Cơ thể gà đẻ trứng vỏ trắng thường bé hơn . Con mái : 1,7 – 1,8 kg ; con trống 2,4 – 2,5 kg.

Tỉnh Bình Dương : Thực tập về Sầu riêng, Lôm chôm, Măng cụt, Gốm sứ.

Xưa kia Thủ Dầu Một – Bình Dương – được xem là “ Công viên của xứ sở Nam Kỳ”, là khu vườn tự nhiên của các phố thị miền đông như Sài Gòn – Gia Định.

Vườn cây ăn trái bạt ngàn rộng hang ngàn hecta, cùng với làng gốm sứ, sơn mài điêu khắc gỗ, mỹ nghệ gỗ…. làm nên nét đẹp đặc trưng và nét đẹp riêng của vùng đất Thủ Dầu Một – Bình Dương .

Sầu riêng: Loại trái cây đặc trưng của Phía Nam. Nếu trái Măng cụt là đặc sản có thể nói là “ Quán quân” của Thủ Dầu Một xưa, thì hương vị và chất lượng của múi Sầu riêng không kém gì quả Măng cụt.

Với diện tích trồng lớn, sản lượng cũng như chất lượng đạt rất cao. Nhưng có người cho rằng “Sầu riêng trồng ở đâu cũng không ngon bằng Sầu Riêng trồng ở Lái Thiêu”. Có thể đó là cảm nhận ít nhiều chủ quan theo khẩu vị riêng, và cũng có thể do phần ưu ái còn truyền lại qua nhiều thế hệ thực khách đã gắn bó cái thời” Vang bóng” quán quân về số lượng cũng như về chất lượng của trái Sầu riêng Lái Thiêu : 20 tấn/ha. Những Nông dân sản xuất giỏi có thể đạt năng suất 40 tân/ha.

Sau thời gian thực tập, cả lớp làm báo cáo và thi tốt nghiệp ra trường.

Trong những ngày tháng học tập ở trường Nông Lâm Súc Định Tường, tất cả thầy cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi như những người anh chị truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho đàn em. Những kỷ niệm đó thật đẹp của thời học trò ngây ngô, hồn nhiên mà hiện tại mình khó mà tìm lại được( có chăng chỉ là kỷ niệm).

Trong thời gian này tôi đã tham gia Đoàn Nông Gia Tương Lai  Trí Dũng, sau đó được đề cử phụ trách đoàn Nông Gia Tương Lai Nữ và được vinh dự Đại diện NGTL Tỉnh Định Tường đi dự Đại Hội NGTL toàn quốc với anh Trương Công Hòa tại tỉnh Phước Tuy. Và thật là vui khi Anh Trương công Hòa được bầu làm “ Chủ Tịch Nông Gia Tương Lai xuất sắc nhất  toàn quốc”

Trong môi trường Nông Lâm Súc đã giúp tôi hoàn thiện về nhân cách sống. Bản thân tôi hiện tại luôn chịu thương chịu khó với gia đình và chia xẻ những khó khăn với bạn bè và những người chung quanh, tôi sẵn  sàng giúp đỡ  mọi người về tinh thần cũng như vật chất theo khả năng của mình.

Sau khi ra trường, mỗi đứa một nơi, chiến tranh trở nên ác liệt  hơn ( mùa hè đỏ lửa). Riêng tôi thì ra phổ thông học lại và thi Tú Tài II. Sau giải phóng tôi làm việc ở phòng Tài chánh của Huyện Chợ Gạo và theo học Khóa  Kinh Tế Tài Chánh. Từ Năm 1975 .

Năm 1984 về làm tại Công ty Xổ Số Kiến Thiết Tiền Giang.

Năm 2009 Nghỉ hưu, hạ cánh an toàn.

Sau 40 năm ngồi ghi lại những hồi ức mà lòng bâng khuâng cứ ngỡ ngày hôm qua, tất cả hình ảnh, tình cảm thầy trò sâu đậm, cho đến 40 năm sau vẫn còn gặp mặt nhau hàng năm vào ngày  1-5  Ngày họp mặt toàn trường.