Chân lý về đàn ông và đàn bà ...
Công Huynh
Ngày
xưa có người hỏi Aristotle “Tại sao có nhiều người đàn bà đẹp lại lấy
đàn ông chẳng ra gì?”. Nhà hiền triết trả lời “Bởi vì đàn ông thông minh
chẳng dại gì lại lấy đàn bà đẹp”. Một câu trả lời thông minh, dí dỏm và
ý nghĩa làm sao.
Thật
vậy, chúng ta có thể kể ra hàng ngàn tác hại của việc lấy vợ đẹp, hàng
ngàn thiên tài đã lấy vợ “xấu xí hơn người”. Gia Cát Lượng là một trong
số những thiên tài đó.
Gia Cát Lượng tự Khổng Minh, một thiên tài quân sự mà nhắc đến tên ông thì bất cứ một tên “phó thường dân” nào cũng biết.
Ông
là một trong những nhân vật đã viết lên những trang sử hào hùng của
lịch sử Trung Hoa. Tài cán ông là vậy, còn về ngoại hình? Là một con
người cực kỳ khôi ngô, tuấn tú “mình dài tám thước, mặt đẹp như ngọc”,
đẹp trai phải nói là “chim sa cá lặn” . Ấy vậy mà ông lại đi kết duyên
với một cô gái “xấu hơn một người xấu bình thường”. Điều đáng nói ở đây
là ông cưới vợ không phải vì lý trí mà là vì “yêu bằng cả trái tim
mình”.
Tình yêu của ông đã vượt qua cái gọi là “cân sắc cân tài”.
Lại
nói chuyện Gia Cát Lượng “đàm thê luận ái”, tự cho là “Trong mắt kẻ si
tình hiện Tây Thi” là có ý tôn trọng vợ. Thực tế ra sao? Bùi Tùng trong
“Tam Quốc chí
– Gia Cát Lượng truyện” có chú giải: “Đừng bắt chước Khổng Minh chọn vợ, chỉ lấy được con gái xấu của A Thừa”.
A
Thừa, chỉ danh sĩ đất Kinh Châu Hoàng Thừa Ngạn. A Nữu là con gái Hoàng
Thừa Ngạn, tuy xấu xí nhưng là tài nữ. A Nữu thích sáng tác, cũng có
viết về quản lý học. Đọc những áng văn ưu nhã của A Nữu, nhiều vị trong
giới công thương đem lòng hâm mộ không dứt, cứ nghĩ A Nữu là một học giả
xinh đẹp. Song gặp mặt cô, tất cả đều “chạy mất dép”, nói: “Nhìn một
cái, hối ba ngày”.
Điều
làm A Nữu có phần bất ngờ là có một chàng tên Gia Cát Lượng đem lòng
yêu cô, cả hai sánh bước vào quãng đời lãng mạn. Người ta thường thấy
hai người dắt tay tản bộ trên bãi cỏ mượt ở khu công nghiệp Ngọa Long.
Nên biết, Gia Cát Lượng là một chàng đẹp trai có tiếng, “thân cao tám
thước, dung mạo tuyệt vời”.
Rất
nhiều cô gái đẹp thầm yêu Gia Cát Lượng, vì sao chàng lại thân mật với A
Nữu như vậy? Những kẻ hiếu sự tìm ra nguyên nhân rất nhanh: Thứ nhất,
bố A Nữu chính là thầy Gia Cát Lượng, và A Nữu với Gia Cát Lượng nhanh
chóng trở thành tình yêu “con thầy” điển hình; thứ hai, Gia Cát Lượng
vừa lấy A Nữu và họ đang trong tuần trăng mật.
Người
ta nghi ngờ và lẩm bẩm: Làm sao chàng trai đẹp lại lấy cô gái xấu như
vậy, thật là cuộc hôn nhân kỳ quái! Các cô xóm giềng hỏi A Nữu, A Nữu
đáp:
-
Các chị đừng đoán mò làm gì! Để em nói luôn, không phải Gia Cát Lượng
không thấy tóc em nhuộm vàng, mặt có nốt ruồi, cũng không phải thẩm mỹ
của chàng có vấn đề, mà chính vì chàng biết vượt qua hình thức để thưởng
thức vẻ đẹp nội tâm.Cũng vì điều đó em mới lấy chàng. Em tìm thấy một
tình yêu siêu phàm, thoát tục từ Gia Cát Lượng.
Các cô hàng xóm càng ngạc nhiên:
- Cô làm thế nào để bỏ bùa Gia Cát Lượng?
A Nữu cười chúm chím:
- Các chị cứ hỏi chàng đi!
Các cô lại đi hỏi Gia Cát Lượng, Gia Cát Lượng trả lời:
- Thật sự, trong mắt trong tim tôi, A Nữu còn đáng yêu hơn nhiều cô gái đẹp khác.
- Sao có thể thế nhỉ? Các cô hàng xóm quyết tâm muốn hiểu rõ ngọn ngành.
- Các chị muốn đáp án phải không?
Gia Cát Lượng lấy từ trong thư phòng ra cuốn tạp chí “Bạn gái Tam quốc”, nói:
-
Câu trả lời ở trong này. Các cô hàng xóm tra mục lục tạp chí, thấy có
bài tản văn của Gia Cát Lượng, đầu đề là “Phụ nữ xấu như tách trà”. Giở
vào trong, bài tản văn điển nhã và tình tứ của Gia Cát Lượng viết rằng:
Phụ nữ xấu như tách trà
Phụ
nữ xấu như tách trà. Ngồi trong sân vắng vẻ, tách trà như tâm tình của
cô gái. Xuân qua thu lại, thế sự như mây. Người đời hay nói: rượu, thuốc
lá, trà là ba báu vật của đàn ông. Tài nữ như thuốc lá, mỹ nữ như rượu
nồng, còn phụ nữ xấu chỉ lặng lẽ như trà tỏa hương. So với hương trà man
mác, vô luận khói thuốc đắng cay hay men rượu nồng nàn, đều thành dung
tục. Song người đời lại say mê sự kích thích của rượu và thuốc lá, ít ai
thư thái để tận hưởng vị thanh khiết của trà.
Đúng
vậy, phụ nữ xấu không lồ lộ vẻ đẹp trời ban, song tâm hồn họ thanh tao
như hương trà. Xa lánh thế gian huyên náo mới có thể giữ được sự thuần
khiết của tâm hồn, mới có thể hiểu nhã thú của đời người. Phụ nữ xấu,
bất kể đi làm hay ở nhà, việc gì họ làm cũng chỉn chu. Phụ nữ xấu lương
thiện, biết hy sinh, không cầubáo đáp, không tranh giành, hệt như hương
trà u mặc thời ẩn thời hiện.
Song,
trong khi người đời tán dương tài nữ, xum xoe mỹ nữ thì họ lại đối xử
với phụ nữ xấu thật bất công. Phụ nữ xấu chan chứa thương yêu mà không
một ai nhớ họ, nhưng họ cũng không để ý mà chỉ rút vào im lặng. Trong
khi những người đẹp làm bao chuyện ầm ĩ, phụ nữ xấu vẫn thản nhiên giữ
gìn mỹ đức. Có một điều an ủi, nhiều người đẹp khi trút lớp phấn son ra,
họ xấu hổ không còn đứng trước phụ nữ xấu. Phụ nữ xấu yêu ai, người đó
sẽ là người tình trong mộng. Họ khiêm nhường, như tách trà. Một làn gió
nhẹ thổi qua, mặt tách trà gợn sóng, chờ đợi người tới thưởng thức. Mà
người thưởng trà sẽ có được một đời hạnh phúc
Các cô hàng xóm xem xong, xuýt xoa:
-
Gia Cát Lượng ôi là Gia Cát Lượng, cậu đúng là biết nịnh vợ. Bọn tôi
thật hồ đồ, không biết cô ta lấy cậu là có phúc hay cậu lấy cô ta là có
phúc đây? Gia Cát Lượng và A Nữu lặng lẽ nhìn nhau, cùng mỉm cười
Tương
truyền ông học giỏi một phần nhờ vợ là Hoàng Nguyệt Anh, một người rất
xấu nhưng có tài năng, con gái của danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn ở Nhữ Nam.
Người đời mới có câu thơ:
“Mạc học Khổng Minh trạch phụ
Chi đắc A Thừa xú nữ"