. Công viên Namib - Naukluft, Namibia - Xuân Lộc SPSG sưu tập -

. Công viên Namib - Naukluft, Namibia
 Xuân Lộc SPSG sưu tập
                                                                

Cảnh tượng hiếm thấy do thiên nhiên tạo nên ở công viên Namib.
Tấm ảnh trông như tranh vẽ này thực chất là cảnh tượng thật được nhiếp ảnh gia Frans Lanting ghi lại tại Dead Vlei, công viên Namib-Naukluft. Nhiều ý
kiến trái chiều xung quanh tấm ảnh này đã khiến Elizabeth Krist, biên tập viên ảnh của tạp chí National Geographic, lên tiếng giải thích.
Theo đó, khoảnh khắc chụp bức ảnh được coi là thực sự kỳ diệu. Đó là lúc ánh sáng mặt trời vừa bắt đầu rọi xuống những cồn cát màu cam đỏ rực và cao cao ở phía xa tạo hiệu ứng chấm đỏ cam. Trong khi đó, phía trước mặt khu rừng - nơi có những cây lạc đà gai vẫn còn bị trùm trong bóng tối. Khoảnh khắc đã khiến tấm ảnh có màu sắc đối lập trông giống một bức tranh màu nước siêu thực.

Động băng Kamchatka, Nga -

                                                      

Màu sắc kỳ ảo trên trần động băng khổng lồ ở Nga.
Động băng khổng lồ với trần và tường bằng tuyết phát sáng nhiều màu, đủ sắc độ từ tím nhẹ nhàng sang xanh da trời tới vàng, đỏ. Nơi đây có cả một dòng suối nhỏ vắt mình qua các ngách đá, tạo nên cảnh đẹp tựa thiên đường.
Thực tế, khung cảnh kỳ diệu này hình thành nhờ suối nước nóng, phun từ ngọn núi lửa Mutnovsky, chảy qua các sông băng Kamchatka. Màu sắc kỳ diệu chính là kết quả của ánh mặt trời chiếu xuyên qua động băng trong suốt, làm mặt nước phản lên những ánh huyền ảo hiện trên trần.



Sông ngũ sắc Cano Cristales, Colombia

                                                     
Sông ngũ sắc là một điểm hút khách ở Columbia.
Cano Cristales là con sông dài 100 m, thuộc địa phận tỉnh Serrania de la Macarena, Colombia. Sông sở hữu một đời sống thủy sinh độc đáo, được bao phủ bởi các loại tảo nhiều màu sắc.
Nước trong vắt giúp du khách dễ soi rõ những đám rêu tảo trên các tảng đá bên dưới lòng sông. Khoảng thời gian giữa mùa mưa và khô là giai đoạn lượng nước trên sông ổn định, cho phép loài tảo này phát triển mạnh mẽ khiến cả dòng sông dường như được khoác lên mình một chiếc áo mới, rực rỡ sắc màu


Hồ nước màu hồng Hillier, Australia

        

Chưa ai lý giải nổi tại sao nước hồ Hillier lại có màu hồng.
Hillier là một hồ nước màu hồng nằm trên Middle - hòn đảo lớn nhất, thuộc quần đảo Recherche, Tây Australia. Màu nước hồ không phải là tác phẩm từ ánh sáng mặt trời bởi dù trải qua các thí nghiệm, sắc hồng vẫn giữ nguyên.
Giả thuyết khác là do một loài vi khuẩn màu đỏ trong lớp vỏ muối tạo nên. Tuy nhiên đến nay, câu hỏi về nguyên nhân tạo nên màu hồng của nước hồ Hillier vẫn chưa có lời đáp cụ thể.


Đồi Devecser, Hungary

                                                   
                                            Cảnh ở đồi Devecser khi chụp lên giống như một bức ảnh ghép.
Bức ảnh trông như được ghép từ 2 hình có màu khác nhau được chụp tại đồi Devecser, Tây Hungary ở thời điểm 6 tháng sau vụ tai nạn hóa chất công nghiệp khổng lồ.

Cuối năm 2010, các hồ chứa chất thải của một nhà máy nhôm oxit Hungary nổ đã giải phóng hàng triệu lít bùn đỏ ăn da. Sau đó, chúng nhanh chóng chảy xuống dốc qua hai làng gần đó, chôn lấp nhà cửa, làm nhiễm độc đất đai và khiến 10 người thiệt mạng. Phần màu đỏ của khu rừng chính là tàn dư còn sót lại của trận nổ trên



Mạch nước phun tại sa mạc Black Rock, Mỹ

                                                                

                                                  Những mạch nước ngầm kỳ lạ ở sa mạc Black Rock, Mỹ
.

Sa mạc Black Rock (dài 110 km, rộng 32 km) là một phần của hồ nước mặn Lahontan đã bị khô cạn. Mỏm đá màu sắc nổi lên giữa lòng sa mạc và mạch nước phun thẳng đứng này là kết quả từ một cuộc thử nghiệm địa nhiệt trong sa mạc năm 1964.
Mỏm đá và những lớp đá xung quanh vẫn tiếp tục phát triển rộng thêm nhờ sự bồi tụ của canxi cacbonat. Những màu sắc kỳ diệu có được do sự phát triển mạnh mẽ của loại tảo ưa nhiệt trong các mạch nước phun


Cửa địa ngục, Turkmenistan

                                  

Từ năm 1971 đến nay, miệng núi ở vùng Derwere vẫn không ngừng cháy.
Từ năm 1971, con người phát hiện vùng Derweze của Turkmenistan có chứa khí đốt tự nhiên nên nhiều dự án khai thác đã được thực hiện tại đây. Tuy vậy, một
giàn khoan khổng lồ đã đổ trúng hang động tự nhiên tích tụ đầy khí tạo ra miệng núi sâu với đường kính rộng 70 m, phun đầy khí metan vào khí quyển.
Người ta đã quyết định châm lửa bằng một quả lựu đạn vào miệng núi này với hy vọng lượng nhiên liệu trong đó sẽ được đốt cháy hết trong vòng một tuần. Trái lại, hơn 4 thập kỷ trôi qua, miệng núi vẫn tiếp tục cháy và trở thành điểm du lịch đặc biệt của Turkmenistan


Hầm mỏ bỏ hoang, Nga.

                                                  
Những họa tiết do tự nhiên tạo ra tại một hầm mỏ bỏ hoang ở Nga.
Hình ảnh này là một phần của bức tường nằm sâu bên trong hầm mỏ bỏ hoang ở Yekaterinburg, Nga. Nơi đây có hàng trăm lớp carnallite, khoáng chất sử dụng trong phân
bón, ăn sâu vào tường tạo ra những tầng màu đa dạng, hòa thành các lớp vân tuyệt hảo.
Một phần nhỏ của mỏ carnallite này vẫn đang được khai thác. Tuy nhiên hầu như mỏ đã bị đóng cửa và du khách không được vào nếu chưa có giấy phép đặc biệt từ chính phủ.