Một số thực phẩm không nên ăn khí đói:
Khi đói bụng, nếu ăn uống tùy tiện sẽ không những không giải quyết được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể mà còn rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Dưới dây là một số thực phẩm không nên ăn khí đói:Quả hồng: Có chứa tương đối nhiều nhựa, tanin. Các chất này gặp phải axit dạ dày trong lúc dạ dày trống rỗng sẽ dễ dàng kết hợp với axit dạ dày tạo thành những cục nhỏ khó hòa tan, tích tụ trong dạ dày. Tuy nhiên, những cục này nếu nhỏ có thể được thải ra theo đường phân, những nếu là cục to thì sẽ đóng thành sỏi, gây buồn nôn, nôn ọe, loét dạ dày thậm chí thủng dạ dày...Quả chuối: Quả chuối chứa rất nhiều nguyên tố magiê. Nếu như ăn chuối lúc đói bụng thì sẽ làm cho lượng magiê trong máu tăng cao, tạo thành sự mất cân bằng giữa tỷ lệ canxi và magiê ở trong máu. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc đưa máu lên tim nên rất có hại cho sức khỏe.Quả quýt: Trong quả quýt có chứa rất nhiều đường và axit hữu cơ. Vì vậy, nếu ăn quýt lúc bụng đói sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, lâu ngày sẽ gây ra căn bệnh đau dạ dày, rất hại cho sức khỏe.Quả cà chua: Cà chua chứa rất nhiều các thành phần như pecine (keo hoa quả), apocrustic...dễ có phản ứng hóa học với axit dạ dày, tạo thành những cục khó hòa tan. Những cục này sẽ làm tắc đường thoát thức ăn của dạ dày, khiến cho áp lực dạ dày tăng mạnh, gây ra trướng bụng và đau dạ dày.Mía và vải: Trong mía và vải chứa hàm lượng đường rất cao. Vì vậy, khi đói bụng tuyệt đối không được ăn nhiều mía và vải, nếu không có thể sẽ bị ngất vì hàm lượng đường trong máu đột ngột tăng cao.Sơn tra: Vị chua của sơn tra có tác dụng tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nếu như ăn quả sơn tra lúc đói bụng thì không chỉ bị tiêu hao hết khí mà còn làm tăng cảm giác đói bụng khiến cho dạ dày phải hoạt động nhiều hơn.Khoai tây: Khoai tây chứa nhiều axit no đơn và chất nhựa dính. Ăn khoai tây khi đói sẽ gây cảm giác nóng ruột, rất khó chịu.Khoai lang: Bình thường khoai lang rất tốt cho tiêu hóa nhưng nếu ăn khoai lang trong khi bụng đói sẽ dẫn đến tổn thương dạ dày. Vì chất trong khoai lang kích thích dạ dày nên gây cảm giác đầy bụng, khó chịu và ợ chua... Đặc biệt những người bị bệnh dạ dày, càng nên tránh xa khoai lang lúc đối, nếu không bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn.Tỏi: Tỏi là loại thực phẩm cay, có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, nhưng nếu ăn tỏi khi đói bụng sẽ có tác dụng ngược lại, khiến dạ dày bị kích thích mạnh, dẫn đến hiện tượng đau bụng. Nếu thường xuyên ăn tỏi lúc đói sẽ dẫn đến tổn thương dạ dày. Đặc biệt, nếu ăn tỏi tươi lúc đói sẽ càng nguy hại hơn.Đường: Đường là một loại thực phẩm rất tốt cho tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ thức ăn. Nhưng nếu bụng đang đói cồn cào mà ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường, sẽ làm tổn hại đến sức khỏe. Vì khi đó, lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, dễ mắc bệnh không có lợi cho cơ thể.Đồ lạnh: Khi bụng đói mà bạn ăn uống các đồ lạnh là điều nguy hiểm vì nó làm cho dạ dày co lại. Nếu thường xuyên uống đồ lạnh khi đói sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và phát tán các bệnh liên quan đến dạ dày.Trà: Uống trà khi bụng đói rất có hại cho dạ dày. Mặc dù trà xanh có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng sẽ phản tác dụng nếu bạn uống trà khi bụng đói vì nó làm giảm chức năng tiêu hóa và dẫn đến hiện tượng say trà. Biểu hiện như chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, quay cuồng...Rượu: Khi đói mà bạn uống rượu là một điều rất nguy hại cho sức khỏe. Điều này dẫn đến nguy cơ đau dạ dày. Ngoài ra, uống rượu khi đói sẽ dẫn đến lượng đường trong máu thấp. Lúc đó sẽ có thể xảy ra các hiện tượng đường trong cơ thể xuống quá thấp sẽ dẫn đến hôn mê. Để bảo vệ sức khỏe bạn nên ăn lót dạ trước khi uống rượu.Sữa và sữa đậu nành: Hai loại thức ăn này có chứa đạm cao, giàu vitamin nhưng nếu dùng nó vào đồ ăn nhanh để chống đói thì lại phản tác dụng. Vì lượng protein lúc này không làm đúng vai trò dinh dưỡng của nó, khiến cơn đói của bạn không được xoa dịu. Cách tốt nhất khi đói bụng là nên uống sữa cùng ăn bánh mì hoặc những đồ ăn có chứa bột.Sữa chua: Sữa chua có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, nếu ăn sữa chua lúc đói nó sẽ phản tác dụng, ảnh hưởng đến dạ dày. Nên ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng hai tiếng.