TRỒNG CAO SU Ở BẮC TRUNG BỘ - Kỹ Sư PHẠM VĂN LÂM

 TRỒNG CAO  SU  Ở  BẮC  TRUNG  BỘ
 
Kỹ Sư PHẠM VĂN LÂM
Tiến Sĩ Kinh Tế
 
Cuối năm 2013, nhiều cơn bão liên tiếp xẩy ra ở Bắc Trung Bộ, nhiều diện tích cao su 3-4 tuổi bị gảy đổ, bao nhiêu công chăm bón đầu tư bị mất trắng, nông dân miền Trung đã nghèo còn nghèo thêm. Lý do được nêu ra là thiên tai, không có ai chịu trách nhiệm, cũng không ai thắc mắc.
Về mặt khoa học, vấn đề có phải đơn giản như vậy không.?
 
1.   Tầm quan trọng  :  cây cao su được trồng bạt ngàn ở miền
Đông Nam Bộ, trên những vùng đất đỏ ba san màu mở ; mủ cao su được dùng chế tạo lốp xe (xe đạp, xe gắn máy, xe hơi),các loại nệm.
Thời gian trước 1963, các chủ nhân đồn điền cao su người Pháp vẫn còn sống đế vương trong các dinh thự trên đồi, di chuyển
Toàn bằng xe hơi và máy bay hạng nhẹ từ lợi tức cây công nghiệp này.
Việt Nam xuất khẩu cao su thiên nhiên sơ chế để nhập khẩu các loại lốp xe hạng nặng, các loại mousse cao cấp.
Các nhà kế hoạch Nông Nghiệp cho phát triển cây cao su ở Bắc Trung Bộ trên những vùng đất đỏ dọc Trường Sơn những mong giúp nông dân miền Trung thoát nghèo.
 
       2.Tính chất nông học : cao su là loại cây đa niên, đường kính khoảng hơn 2 tấc, cao 7-10m, thu hoạch mủ từ năm thứ 7 trở đi trong 8-15 năm sau đó tùy giống, tình trạng thổ nhưỡng, công chăm sóc phân bón.
Khi cây đến tuổi 7, từ sáng sớm, công nhân cạo những đường xoắn ốc sâu chừng 1 cm, nghiên khoảng 45 o từ trên xuống, quay vòng 360o quanh thân cây.mủ chảy dần xuống theo hố cạo, qua 1 máng nhỏ và hứng vào một chén.
Gỗ cao su phải mềm thì mới dễ cao mủ, vì thế thân mềm dễ gảy và khi cây già không còn cho nhiều mủ nữa, gỗ cao su thường dùng để đốt hay chế biến thành gỗ thông thường không có giá trị kinh tế cao.
 
3.Đất đai, khí hậu, gió bão: Bắc Trung Bộ có vùng đất đỏ
Màu mở dọc theo dãy Trường Sơn như vùng Cam Lộ-Hương Hóa tỉnh Quãng Trị, vùng A Sao, A Lưới tỉnh Thừa Thiên-Huế. Cây cao su sinh trưởng tốt vì điều kiện nhiệt độ, ánh sáng tương tự miền đông Nam Bộ.
Mùa hè có gió Lào nóng đến 40o và mùa đông gió bấc lạnh 10o, ảnh hưởng đến sinh trưởng như thế nào thì chưa rõ vì chưa có cơ quan nào nghiên cứu. Qua thực tế, nhiệt độ quá cao hay quá thấp nầy cũng không đến nổi gây trở ngại.
Điều khác biệt quan trọng là miền đông Nam Bộ hầu như không có bão, còn miền BắcTrung Bộ mỗi năm có  10-14 cơn bão lớn nhỏ. Tính trung bình 10 cơn bão/năm thì trong 7 năm chờ cạo mủ, cây cao su phải thoát được 70 cơn bão,và sau đó mỗi năm 10 cơn nữa. Như trên đã nói, gỗ cao su phải mềm mới dễ cạo mủ, thân cây dòn dễ đổ ngã. Xác suất cây bị đổ ngã là rất cao, mà năm 2013 là một minh chứng khi cây mới trồng được 3-5 năm tuổi chưa thu hoạch được.
Từ tháng 5 đến tháng 11, bão tập trung từ Bắc Trung Bộ trở ra Quãng Ninh, hoành hành mạnh khi ở ngoài biển và tan nhanh thành áp thấp khi đổ bộ vào đất liền. Tuy nhiên, vùng tàn phá của bão rộng lớn, có bán kính 100-150 km nên đã gây hại từ khi còn ngoài biển. Vùng đất 100 km dọc theo bờ biển là không an toàn. Đất miền Bắc Trung Bộ lại hẹp nên diện tích khai thác cây cao su gần dãy Trường Sơn không còn được nhiều.
 
4..Thay đổi giống chống đổ ngã: Giống chống chịu được gió bão thì phải cứng, mà gỗ cứng thì lại khó cạo mủ cho nên tìm được giống đã khó mà chưa hẳn đã thuận lợi cạo mủ.
 
5.Chế biến công nghiệp: công nhân phải cạo mủ từ 5 giờ sáng ; khi thu hoạch khoảng 10 giờ, mỗi cây chỉ cho chưa đầy một chén mủ. Đồn điền phải cho xe gom góp theo lô, đưa về nhà máy sơ
chế trước 10-12 giờ sáng mỗi ngày, sau đó, sấy khô và sẵn sàng bán ra thị trường dưới dạng mủ khô sơ chế.
Phát triển cao su ở Bắc Trung Bộ cơ quan Nông Nghiệp phải quy hoạch diện tích đủ lớn, số mủ đủ lượng thì mới tổ chức sơ chế , sấy khô và đem bán (marketing).
 
6.Kết luận Việc phát triển cao su ở Bắc Trung Bộ hiện đang gặp khó khăn không đơn thuần vì lý do thiên tai mà sự thực còn nhiều yếu tố khác mà Bộ Nông Nghiệp-PhátTriểnNôngThôn
Chưa lường hết được như gió bão, chế biến và bán hàng (marketing).
Nông dân rất mực cần cù ở Bắc Trung Bộ đa số nghèo, thiếu vốn, xứng đáng được giúp đở trong vùng khí hậu khắc nghiệt.
Giải pháp tương lai nâng cao đời sống người dân nên được cân nhắc kỹ trên cơ sở kết hợp nhu cầu nông nghiệp với đặc điểm khí hậu, chế biến và bán hàng (marketing) có tham khảo các mô hình thành công ở các nước có điều kiện thiên nhiên tương tự.
 
 
Tháng 12/2013
Viết theo yêu cầu
 
Tạp Chí Doanh Nghiệp vàTrangTrại