NGƯỜI SỬA GIẦY - Đổ- Tuấn đăng lên báo Thanh-Niên ngày 7/7/2012.

Giới thiệu : " Kỳ nhân, kỳ tài "

Trang mạng NLS/ĐT xin giới thiệu cùng Quí độc giả NLS thân mến.

Thần dân NLS/ Cần thơ mới xuất hiện  đồng môn  sống với cái nghề

bình dị nơi thành phố náo nhiệt nhứt nước VN chúng ta:

Anh ấy tên: TẠ-VĂN-HIẾU. nk 65-67 Ban CN.

Sau khi tốt nghiệp lớp 12, vì quá tuổi lớp anh vào Quân ngũ. Sau năm

1975 anh trở lại cuộc sống đời thường. Anh sống với cái nghề có một

không hai ở Sài-Gòn là hòn ngọc viễn đông. Đó là nghề "sửa giày, dép

củ" ở góc đường Lê thánh Tôn- Phan bội Châu suốt 30 năm qua.

Thời còn đi học NLS/CT anh trọ Sóc Lương ( Bác Giáp).

Các Bạn có dịp đi ngang hảy đến với Bạn củ ,trường xưa.

Mời đọc giả đến với ký sự " Kỳ nhân,kỳ tài:" của tác giả  Đổ- Tuấn đăng

lên báo Thanh-Niên ngày 7/7/2012.

 

           

 

Người sửa giày sau lưng chợ Bến Thành

Những hàng giày nổi tiếng trên con đường Lê Thánh Tôn chạy sau lưng chợ Bến Thành xưa kia dần mai một. Những người thợ sửa giày ngồi rải rác ở khu vực này cũng ngày một hiếm.

Người sửa giày sau lưng chợ Bến Thành
Ông Tạ Hữu Ngọc (trái) và ông Tạ Văn Hiếu bên hàng sửa giày -
Ảnh: Đ.T

May mắn thay tôi vẫn còn gặp được hai anh em người thợ sửa giày đang làm đều qua tuổi 60 với hơn 30 năm cặm cụi bên bộ đồ nghề đơn sơ gồm vài ba cây kim dùi, lọ keo, dao cắt, búa, đục… Góc đường Lê Thánh Tôn - Phan Bội Châu bao năm qua không ngày nào vắng bóng hai ông Tạ Văn Hiếu (66 tuổi) và Tạ Hữu Ngọc (62 tuổi). Khách hàng của họ không chỉ là người quanh vùng mà có cả từ nam chí bắc, thậm chí rất nhiều người nước ngoài.

Gia đình ông Hiếu và Ngọc là dân Sài Gòn gốc. “Anh em tôi sinh ra, lớn lên tận Q.6 thời Pháp nay đổi là Q.4. Tuổi thơ của tôi ở đất này là quãng thời gian đẹp nhất. Đó là những ngày tháng tôi học Trường Võ Trường Toản. Ngày đó, nhà nghèo không tiền mua xe đạp đi học, tôi cứ canh nhảy lên bàn đạp phía sau xe thổ mộ ở cầu Ông Lãnh để đến trường. Hôm nào bị người đánh xe ngựa phát hiện, tôi đành đi bộ”, ông Ngọc kể.

Cạnh bên ông Ngọc là hàng sửa giày của anh ruột Tạ Văn Hiếu. Càng bất ngờ hơn khi biết hai ông còn một người em ruột - Phan Văn Ngà nay cũng bước sang tuổi 60 hiện cũng làm nghề sửa giày ở chợheomup Cây Quéo, Q.Bình Thạnh. Thắc mắc vì sao anh em ruột mà không cùng họ, ông Ngọc cười giải thích do ngày xưa, lúc làm giấy khai sinh nhân viên hành chính quận lúc đó nhũng nhiễu quá, công khai đòi hối lộ, cha ông không có tiền đành đưa người con út về Cần Thơ cùng vợ rồi làm khai sinh mang họ mẹ ở đó với phần khai cha vô danh.

 

 

Sài Gòn trong tôi thật giản dị. Đó là những con người quen biết ở đây, là khách hàng thân thuộc bao năm qua mà chỉ cần đưa đôi giày cũ tôi biết họ muốn sửa chỗ nào...

 

Ông Tạ Hữu Ngọc

 

Ba anh em thợ sửa giày cũng như bao thanh niên khác thời chiến ở Sài Gòn, phải đi quân dịch. Kết thúc chiến tranh cũng là thời điểm họ trở về với cuộc sống với hai bàn tay trắng, không nghề nghiệp. “May nhờ lúc đó đường Lê Thánh Tôn này có duy nhất một ông thợ sửa giày già mà sau này thế hệ chúng tôi gọi bằng “ông tổ” thương con rể là tôi, truyền cho nghề này”, ông Hiếu cho biết. Thạo nghề, ông Hiếu dạy cho ông Ngọc và ông Ngà để cùng tìm cơ hội mưu sinh. Đến nay, học trò ông Hiếu dạy nghề sửa giày lên đến vài chục người.

Bàn tay già nua, nhăn nheo vì tuổi tác của hai anh em ông Hiếu và Ngọc bỗng trở nên linh hoạt lạ kỳ khi cầm đôi giày trên tay. Họ cắt gọt, dùi kim, lòn chỉ nhanh nhẹn đến không ngờ, chẳng mấy chốc một đôi giày ngỡ đâu vứt đi trở nên chắc chắn, bóng loáng như mới. “Khách đến đây không hẳn họ tiếc tiền, không dám mua giày mới mà có người giàu lắm nhưng muốn lưu giữ đôi giày kỷ niệm, ghi dấu một đoạn đời của họ nên mới mang sửa”, ông Ngọc tiếp lời.

Sống và làm việc hơn 30 năm dài trên lề đường Lê Thánh Tôn, với ông Ngọc là quãng đời quá dài, gần nửa đời người. “Ngày nào không ra đây, tôi nhớ lắm. Sài Gòn trong tôi thật giản dị. Đó là những con người quen biết ở đây, là khách hàng thân thuộc bao năm qua mà chỉ cần đưa đôi giày cũ tôi biết họ muốn sửa chỗ nào. Mưa to gió lớn tôi cũng ngồi đây, chỉ hôm nào bệnh nặng lắm đi không nổi mới đành nằm nhà”, ông Ngọc tâm sự.

Mối ruột có cả khách nước ngoài

“Vô số khách nước ngoài là mối “ruột” của tôi. Như vợ chồng ông bà người Singapore cứ mỗi lần qua Việt Nam là gom hết giày dép đến đây sửa bởi bên xứ họ không ai làm nghề này mà nếu có thì công rất đắt, có khi gần bằng mua đôi giày mới. Khách từ ngạc nhiên rồi trở thành bạn vì tôi có thể nói được tiếng Anh lẫn Pháp. Cái nón này của khách Pháp tặng, đồng hồ là bạn Nhật cho còn chiếc áo tôi đang mặc do vợ chồng người Úc biếu dịp Noel 2010”, ông Ngọc ôn tồn khoe.

“Thành phố ngày càng văn minh, tiến bộ, chắc chắn lề đường phải bỏ dần những người sống bám trụ bằng cái nghề như chúng tôi. Lúc đó nếu còn sức tôi vẫn làm nhưng chỉ ra đây nhận giày để mang về nhà sửa rồi hẹn giờ giao cho khách, hoặc có thể làm việc qua mạng internet để nhận và sửa giày. Còn sống tôi còn làm nghề này. Không phải vì miếng cơm manh áo nữa mà vì niềm vui. Tuổi già, sống với con cháu, còn được làm nghề mình yêu thích thì còn gì bằng?”, ông Hiếu thổ lộ.

Rít hơi thuốc thật sâu, nhìn đường phố tấp nập người xe qua lại, ông Ngọc nói giọng thật trầm: “Nhìn lại cuộc đời mình, tôi không hề tiếc nuối hay buồn tủi vì đã chọn cái nghề tay chân này bởi nhờ nó tôi đã nuôi sống vợ con mấy mươi năm qua, giúp con cái trưởng thành, nên người. Giờ đứa làm cán bộ phường, đứa làm giám đốc công ty cho thuê tài chính quốc tế. Một con trai hiện theo nghề của tôi. Còn thằng út thì sang Úc làm việc. Với tôi làm nghề gì không quan trọng bằng việc mình để hết tâm sức vào đó”.