MỘT PHONG BÌ LÌ XÌ
Vì là một giáo viên dạy tại nhà, không có
thu nhập tháng nghỉ tết, tôi rất mừng vì hôm nay, chỉ mới là ngày 17 tháng chạp,
tôi nhận được một phong bì lì xì của Ngô Huỳnh Hiếu, một cô học trò cũ hiện đang
ở Canada.
Khoảng tháng 7 năm 2003, tôi được mời làm
cố vấn kỹ thuật cho Câu lạc bộ nói tiếng Anh trong công ty của Hiếu- Kigimex Kiên
Giang. Được dịp chứng tỏ cái kết quả luyện nghe VOA Special English của tôi, bất
cứ khi nào nói tiếng Anh, tôi nói thật kỹ lưỡng chậm rỏ và tôi đã tạo ấn tượng
rất tốt đẹp trong lòng mọi người. Không bao lâu sau, tôi được mời dạy một lớp
cho công ty. Trong ban tổ chức lớp cũng như Câu lạc bộ, Huỳnh Hiếu là người gây
một ấn tượng khá xâu sắc nhất. Cô gái ấy có nước da trắng của một người con lai,
tóc thưa suông thẳng dài hơn nửa lưng. Thường cười mĩm chi với tôi, Huỳnh Hiếu
khiến tôi chú ý hơn ai hết. Nhưng khi nói tiếng Anh, Hiếu, cũng như mọi người ở
đó khiến tôi hơi thất vọng. Tôi luôn đến đúng giờ. Tôi có vài sáng kiến. Tôi
mang đàn organ hoặc ghita đến, hát mẫu các đoạn nhạc hay và tập họ hát như một
ông thầy giáo dạy nhạc. Tôi được hầu hết mọi người quý trọng, mến mộ kể cả cô Mỹ
Trang, cử nhân Anh Văn, tốt nghiệp từ trường ĐH Tổng Hợp T.p Hồ Chí Minh.
Một
buổi chiều đầu tháng 9 năm 2004, Hiếu đã đến nhà tôi. Cô lo lắng kể cho tôi
nghe hết sự tình. Người anh cả của Hiếu- đang lảnh cha mẹ đoàn tụ, muốn lảnh Hiếu
qua
Bằng tiếng Anh, tôi trình bày với Hiếu cái
nguyên cớ cô ấy xin qua
“Tôi đã được một ông thầy
dạy mời hợp tác. Ông ta dự tính mở một trường Anh Văn tư thục. Tôi không hài
lòng với cái công việc tôi hiện có. Tôi cần qua
Khi Hiếu gọi điện thoại cho công
ty dịch vụ để kể cho họ nghe cái nguyên cớ tôi đã nghĩ ra, họ đánh giá rất cao
cái ý tưởng ấy của tôi. Tôi chỉ biết tìm cách giúp được ai và dạy được ai càng
nhiều càng tốt. Thế thôi.
Trong chuyến đi lên Sài Gòn để chuẩn bị
cho cuộc phỏng vấn, Hiếu mời tôi đi theo để động viên tinh thần. Tôi nhận lời và
cũng nhân đó tôi có dịp thăm thằng em của tôi- đang trị bệnh trên Sài Gòn. Sáng
hôm sau, tôi đến nơi mà Hiếu trú ngụ để tập cho cô ấy và cũng để trả lời những
thắc mắc cô ấy mới nghĩ ra. Tôi trở về vì cho rằng sáng hôm sau, từ lảnh sự quán
“Tại sao ông chọn cô Ngô
Huỳnh Hiếu để mời dạy cho ông?”
“Dựa vào đâu mà ông mở trường Anh Văn Tư Thục?”
“Ông đến nay có những
thuận lơị gì để mở trường?”
Tôi trả lời một cách trôi chảy
tự tin không kém gì người đã hỏi tôi. Khoảng nữa giờ sau, Hiếu gọi cho tôi với
giọng nói thật vui,
“Thầy ơi, em đậu rồi. Em
được cấp visa rồi. Anh Hai của em nhắn
lời cám ơn thầy nhiều lắm.”
Giọng nói của Hiếu rung rung
vì nghẹn ngào vui sướng và nó cũng khiến tôi xúc động. Hiếu mời tôi về nhà để
gia đình khoản đải tôi. Tôi từ chối ngay vì tôi cũng chẳng muốn được như vậy.
Theo lời khuyên của tôi, sau khi bàn giao công việc, trước ngày đi, cùng với những
người nàng sắp chia tay, Hiếu mời tôi dự tiệc tại “quán Nướng”. Trước lúc tàn
tiệc, tôi được Hiếu trao cho một món quà- một cái đồng hồ. Tôi chỉ còn biết nhận,
cám ơn và chúc cô ta học giỏi, hạnh phúc.
Hai năm sau, Hiếu về Việt
Sáng
nay tôi có hai người khách trung niên, một học trò cũ tên Ngọc Thuý và Huỳnh Mai-
chị ba của Ngô Huỳnh Hiếu. Cả hai xin phép tôi để qua tết học. Mai kể cho tôi
nghe về Hiếu. Cô ta hiện có hai con, sống hạnh phúc với người chồng tốt và hiện
làm việc cho một nhà xuất bản. Trước khi chào tôi ra về, Mai trao tôi một phong
bì- được gọi là quà của Ngô Huỳnh Hiếu. Sau khi tiển khách, tôi mở phong bì và
nhận thấy một tờ giấy bạc 100 đôla
Ngày 7
tháng Chạp, năm con Mèo.
Lương Ngọc Thành