Tư thế nằm ngủ nào là tốt nhất
Ths. Hoàng Khánh Toàn
|
|
Chừng một phần ba cuộc đời của chúng ta chìm trong giấc ngủ. Bởi vậy, các vấn đề liên quan đến giấc ngủ có vai trò hết sức quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi người, trong đó có việc chọn tư thế nằm ngủ như thế nào cho tốt nhất. |
|
Thông thường, người ta không thể giữ mãi một tư thế ngủ suốt đêm. Kết quả thống kê cho thấy: Mỗi đêm, người ta thường trở mình từ 20 - 45 lần. Tuy nhiên, theo thói quen, mỗi người vẫn có một tư thế nằm ngủ chủ đạo. Có người nằm thẳng đơ, có người thích nằm sấp úp mặt vào gối, có người nằm co như con tôm hoặc nằm dang tay, duỗi chân, hoặc khoanh tay lên ngực mà ngủ... Vậy, tư thế nằm ngủ nào là có lợi nhất cho sức khoẻ
Các tư thế nằm: ngửa, sấp và nghiêng
Dân gian có câu: "Đứng như tùng, ngồi như chuông, nằm như cung", nghĩa là dù bất cứ trong trạng thái nào người ta cũng phải giữ được cho mình một tư thế tốt nhất. Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử đã khuyên là "tầm bất thi" (không nằm như xác chết). Sách Thiên kim yếu phương cũng viết: "Nếu co gối nằm nghiêng, lợi cho khí lực". Theo các nhà dưỡng sinh cổ truyền, tư thế nằm ngủ tốt nhất là nằm nghiêng về bên phải, thân thể co tự nhiên. Bởi lẽ, với tư thế này cơ bắp toàn thân được thư giãn triệt để, các cơ quan tạng phủ luôn được giữ trong vị trí tự nhiên, khí huyết lưu thông được dễ dàng nhất, rất có lợi cho việc giải trừ mệt mỏi, phục hồi và nâng cao sức khoẻ.
Nếu nằm ngủ ở tư thế ngửa hay sấp, thân mình và hai chân luôn ở vị trí duỗi thẳng, khi đó cơ bắp không được thư giãn đầy đủ. Vả lại, khi ngửa mặt lên, lúc ngủ say, cuống lưỡi sẽ hạ xuống, nước bọt dễ lọt vào khí quản gây ho sặc hoặc tạo ra tiếng ngáy rất khó chịu cho người khác. Khi nằm sấp, ngực bị đè ép khiến cho hoạt động của tim và phổi không được thuận lợi, mũi bị gối lấp kín buộc người ta phải nghiêng đầu sang một bên phát sinh chứng lạc chẩm (vẹo cổ, đau gáy). Với trẻ em, tư thế nằm sấp khi ngủ trong một thời gian dài khiến cho xương mặt dễ bị biến dạng ảnh hưởng đến thẩm mĩ do xương mặt và vòm họng của chúng chưa phát triển đầy đủ. Nếu nằm nghiêng bên trái, tim bị đè nén ảnh hưởng đến tuần hoàn và với người có bệnh lí dạ dày thì bệnh lâu khỏi, thậm chí có thể nặng lên.
Tuy nhiên, tư thế nằm ngủ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố sinh bệnh lý. Phụ nữ có thai không nên nằm ngửa vì với tư thế này tử cung sẽ đè lên các tĩnh mạch làm cho lượng máu về tim giảm đi khiến lượng ô-xy cung cấp cho não cũng theo đó suy giảm làm phát sinh các chứng tức ngực, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, thậm chí tụt huyết áp ; người bị bệnh tim nặng, viêm khí phế quản, hen phế quản chỉ có thể chọn tư thế nửa nằm nửa ngồi ; người bị bệnh viêm gan cấp tính có triệu chứng đau âm ỉ vùng hạ sườn bên phải, thì buộc lòng phải chọn tư thế nằm ngủ nghiêng về bên trái...
|
------------------------------------
Đã mấy chục năm nay, TCT đã tạo được thói quen (giống như phản xạ) . Trước khi đi vào giấc ngủ bao giờ cũng nằm nghiêng về bên phải, thân và chân co tự nhiên tùy theo trời nóng/lạnh . Thực ra, để tạo thói quen đó thời gian đầu anh cũng phải “luyện” ; trong đêm, bất cứ lúc nào thức giấc là kiểm tra ngay và chỉnh sửa lại tư thế - riết rồi, cả cái khối xương thịt có được “thói quen” và “tự nhiên, tự tại” ! Đã từ lâu, mình tự anh ngộ ra rằng : trong cơ thể mình có một bộ phận tối quan trọng, cực kỳ hệ trọng mà lại thường có vẻ ít trục trặc nhất, đó là “cái bơm máu” . Mình THƯƠNG nó hơn cả tầm quan trọng cực kỳ của nó vì tự xét thấy mình thường hay “quên” nó . Vậy nên, dẫu không “can thiệp”, “bảo dưỡng” được nó thì cũng phải biết “nương tay”, “giảm tải” cho nó đôi chút chứ ! Hai lá phổi thì lá bên trái nhỏ hơn vì nó nhường chỗ chi tim . Mà nhịp xung của “hai anh bạn” này đâu có giống nhau nên tim vẫn phải tăng lực để thắng sức ép của phổi . Vậy mà khi ta ngủ lại nằm nghiêng bên trái, tăng tải trọng đè lên tim thì qúa lắm, không biết điều chút nào ! Nó mà hờn (như con nít) thì mình … tiêu là cái chắc ! Nó là “anh nuôi” lầm lũi, vua chẳng biết, dân không hay, nhưng không có nó thì từ lính đến quan đều … “đi đoong” ! “Cái bơm” của chúng ta nó kiên cường đáng ngạc nhiên đó :
TẢI NẶNG :
Mỗi ngày/đêm nó lặng lẽ, nhịp nhàng co bóp khỏang 100.000 lần và chuyển tải khỏang 7.200 lít máu (hãy hình dung một cái bồn chứ hơn 7m3) tới từng “hang cùng, ngõ hẻm” trong cơ thể . Trong suốt cuộc đời con người, nó bơm một lượng đủ đổ đầy 3,3 supertankers (lọai “siêu bồn” dự trữ trong các tổng kho săng dầu) . Ngòai máu ra, nó còn được cái anh “bễ” phì phò giao cho chuyển tải ôxy tới nuôi từng tế bào với tải lượng khỏang 5 lít/phút (khỏang 2.555 m3/năm) .
ĐƯỜNG XA :
Tổng chiều dài các mạch máu (từ những tuyến động mạch chính cho tới những mao mạch li ti) khoảng 90.000 km .
Một sai sót khá lớn khi các vị “lang Tây” bảo rằng tim họat động là do “hệ thần kinh thực vật” – ô hay, chúng ta có phải cây cỏ không nhỉ ? Một số nhà khoa học ở nhiều viện nghiên cứu trên thế giới đã “kiểm kê” và xác nhận : trong ổ bụng (chính xác là bao quanh chằng chịt các lớp ruột) có hơn 100.000.000 tế bào thần kinh (neuron) [tiếng Anh gọi là : enteric nervous system (ENS) hoặc Intrinsic nervous system] – hoàn toàn bằng với số lượng neuron của não (cho nên người Đức gọi nó là “não bụng” (Bauchgehirn : [Bauch = bụng] ; [Gehirn = não]) và nó được coi trọng như não đầu . Và, bước đầu người ta cũng đã khảng định được rằng cảm giác lo, sợ là từ … bụng chứ không phải từ đầu ! Còn những tác động tư duy khác nữa thì họ còn đang mày mò tìm tiếp . Thế mới hay, các cụ nhà mình ngày xưa thánh thật, các cụ thường nói : đau lòng, lòng dạ, nghĩ bụng, tức anh ách, thuộc lòng, yên lòng, rối ruột, lộn ruột v.v… Các cụ “ra đề bài” để rồi bây giờ cái đám “khóa hóc” chúng ta giải hoài mà mới chỉ được … một mẩu !
Anh Ngô Ngọc Huệ , Học viên NLS Định Tường Khóa 1, anh là thương binh cụt một chân, không có gia đình sống nương nhờ vào anh chị em,cha mẹ mất sớm.Anh bị tiểu đường sang biến chứng nội tạng, vừa qua bị xuất huyết đường tiêu hóa nằm điều trị tại bệnh viện
Chào các Anh Chị,
Buổi họp mặt ăn sáng LK NLM/S ngày 3/6/12 có trên 80 anh chị tham dự. Đặc biệt có anh Nguyễn quý Định từ Hawaii về và Đoàn Đại Diện NLS Định Tường-Bến Tre do anh Nguyễn Tông Lộc, chị Trần Thị Tuyết làm trưởng phó đoàn cùng 7 đoàn vi
Các đối tượng được giúp đỡ: Ưu tiên cho người của NLS – ĐT, NLS – BT, sau đó mới tới các hộ nghèo , nông dân bên ngoài, đa số là dân Bình Đại, Thạnh Phú tỉnh Bến Tre và Tiền Giang.
Tính đến hôm nay 10-4-2012 tổng lượt khám và mổ mắt đem lại ánh sáng cho
BAN LIÊN LẠC TRƯỜNG NLS- ĐỊNH TƯỜNG
Đứng: Lâm Văn Anh (Trưởng BLL) Trần Thị Tuyết (Thư ký) Trần Thị Chắn (TQuỹ) Thầy Nguyễn Văn Lộc ( Giám học)
Ngồi: Thầy Nguyễn Văn Nâu,Thầy Nguyễn Tông Lộc (Cố Vấn ban Liên Lạc), Thầy Nguyễn Công Bình, Thầy Lâm Thành
THAM QUAN SÓC TRĂNG
Vào lúc 2giờ 30 ngày 17/6/2012 Quý thầy cô và các anh chị cựu học viên NLS Định Tường - Bến Tre khởi hành đi thăm viếng gia đình Thầy Nguyễn Công Bình.
Rời khỏi nhà thầy Bình phái đoàn đi thăm viếng Chùa Dơi ở Sóc Trăng, Tượng Mẹ Nam
Trường NLS Đinh Tường có liên kết thực hiện chương trình sản xuất gây quỹ cho hội cựu học viên họat động . Trong đó có hai chuyên đề :
1. Sản xuất hàng Tiểu thủ công nghệ:( Hoa voan, hoa pha lê, giỏ xách hạt bẹt,..)Trước mắt chị Trần Thị Tuyết K2 trợ
Gia đình Nông Lâm Súc Định Tường trong ngày vui của con gái chị Nguyễn Thị Thu Liên tại nhà hàng Phong Lan Q11- TP HCM
Anh Danh học viên NLS-ĐT từ bên Úc về kết hợp cùng thầy và các bạn cùng khóa 5 đi thăm viếng Thầy Lâm Thành Nghiêm.
2.Sản xuất giống cây trồng cho ngành nông nghiệp: Các thành viên tham gia đang lên kế hoạch triển khai.Rất mong sự tham gia hỗ trợ của tất cả quý thầy cô và các bạn trong và ngoài nước.
THAM QUAN SÓC TRĂNG
Vào lúc 2giờ 30 ngày 17/6/2012 Quý thầy cô và các anh chị cựu học viên NLS Định Tường - Bến Tre khởi hành đi thăm viếng gia đình Thầy Nguyễn Công Bình.
Thầy Bình sức khỏe hiện giờ cũng rất yếu, đi đứng khó khăn phải có người dìu. Cô
|