THẾ GIỚI NÀY ĐÚNG THẬT LÀ TUYỆT VỜI, KHI BẠN CHO ĐI THỨ GÌ, BẠN SẼ NHẬN LẠI ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU TƯƠNG TỰ. - sưu tầm -
ĐÂY LÀ MỘT CÂU CHUYỆN XẢY RA VÀO NĂM 1892 TẠI ĐẠI HỌC STANFORD
Có
một cậu học sinh 18 tuổi đang gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Cậu
ta là một đứa trẻ mồ côi, và cậu ta không biết đi nơi đâu để kiếm ra
tiền. Thế là anh chàng này bèn nảy ra một sáng kiến. Cậu ta cùng một
người bạn khác quyết định tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn
viên trường để gây quỹ cho việc học.
Họ tìm
đến người nghệ sĩ
dương cầm đại tài Ignacy J Paderewski . Người quản lý của Paderewski yêu
cầu một khoản phí bảo đảm $2000 để cho ông ấy được biểu diễn. Sau khi
họ thoà thuận xong, hai người sinh viên ấy bắt tay ngay vào công việc
chuẩn bị để cho buổi trình diễn được thành công.
Ngày trọng đại
ấy
cuối
cùng đã đến. Paderewski cuối cùng cũng đã buổi diễn tại Stanford. Thế
nhưng không may là vé vẫn chưa được bán hết. Sau khi tổng kết số tiền
bán vé lại, họ chỉ có được $1600. Quá thất vọng, họ đến chỗ của của
Paderewski để trình bày hoàn cảnh của mình. Hai người sinh viên ấy đưa
Paderewski toàn bộ số tiền bán vé, cùng với 1 check nợ $400, và hứa rằng
họ sẽ trả số nợ ấy sớm nhất có thể.
“KHÔNG”, Paderewski nói.
“Cái này không thể nào chấp nhận được.” Ông ta xé tờ check, trả lại
$1,600 cho hai chàng thanh niên và nói : “Đây là 1600 đô, sau khi trừ
hết tất cả các chi phí cho buổi biểu diễn thì còn bao nhiêu các cậu cứ
giữ lấy cho việc học. Còn dư bao nhiêu thì hãy đưa cho tôi”. Hai cậu
sinh viên ấy vô cùng bất ngờ, xúc động
cảm ơn Paderewski..
Đây chỉ là một việc làm nhỏ, nhưng đã chứng minh được nhân cách tuyệt vời của Paderewski.
Tại
sao ông ấy có thể giúp hai người mà ông ấy thậm chí không hề quen biết.
Chúng ta tất cả đều đã bắt gặp những tình huống như vậy trong cuộc sống
của mình. Và hầu hết chúng ta đều nghĩ : "Nếu chúng ta giúp họ, chúng
ta sẽ được gì ?”. Thế nhưng, những người vĩ đại họ lại nghĩ khác: "Giả
sử chúng ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra với những con người đang
gặp khó khăn ấy?". Họ không mong đợi sự đền đáp, họ làm chỉ vì họ nghĩ
đó là việc nên làm, vậy thôi.
Người nghệ sĩ dương cầm tốt bụng
Paderewski hôm nào sau này trở thành Thủ Tướng của Ba Lan. Ông ấy là một
vị lãnh đạo tài năng. Thế nhưng không
may chiến tranh thế giới nổ ra, và đất nước của ông bị tàn phá nặng nề.
Có hơn một triệu rưỡi người Ba Lan đang bị chết đói, và bây giờ chính
phủ của ông không còn tiền để có thể nuôi sống họ được nữa. Paderewski
không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ. Ông ta bèn đến Cơ Quan Cứu Trợ
Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ sự trợ giúp.
Người đứng đầu cơ quan đó
chính là Herbert Hoover, người sau này trở thành Tổng Thống Hợp Chủng
Quốc Hoa Kỳ. Ông Hoover đồng ý giúp đỡ và nhanh chóng gửi hàng tấn lương
thực để cứu giúp những người Ba Lan đang bị đói khát ấy.
Thảm
họa cuối cùng cũng đã được ngăn chặn. Thủ Tướng Paderewski lúc bấy giờ
mới cảm thấy nhẹ nhõm. Ông bèn quyết định đi sang Mỹ để tự mình cảm ơn
ông Hoover vì
cử chí cao quý của ông ấy đã giúp đỡ người dân Ba Lan trong những lúc
khó khăn. Thế nhưng khi Paderewski chuẩn bị nói câu cảm ơn thì ông
Hoover vội cắt ngang và nói : “Ngài không cần phải cảm ơn tôi đâu, thưa
ngài Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng vài năm trước, ngài có
giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi
là một trong hai chàng sinh viên đó đấy ”
THẾ GIỚI NÀY ĐÚNG THẬT LÀ TUYỆT VỜI, KHI BẠN CHO ĐI THỨ GÌ, BẠN SẼ NHẬN LẠI ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU TƯƠNG TỰ.
Anh Ngô Ngọc Huệ , Học viên NLS Định Tường Khóa 1, anh là thương binh cụt một chân, không có gia đình sống nương nhờ vào anh chị em,cha mẹ mất sớm.Anh bị tiểu đường sang biến chứng nội tạng, vừa qua bị xuất huyết đường tiêu hóa nằm điều trị tại bệnh viện
Chào các Anh Chị,
Buổi họp mặt ăn sáng LK NLM/S ngày 3/6/12 có trên 80 anh chị tham dự. Đặc biệt có anh Nguyễn quý Định từ Hawaii về và Đoàn Đại Diện NLS Định Tường-Bến Tre do anh Nguyễn Tông Lộc, chị Trần Thị Tuyết làm trưởng phó đoàn cùng 7 đoàn vi
Các đối tượng được giúp đỡ: Ưu tiên cho người của NLS – ĐT, NLS – BT, sau đó mới tới các hộ nghèo , nông dân bên ngoài, đa số là dân Bình Đại, Thạnh Phú tỉnh Bến Tre và Tiền Giang.
Tính đến hôm nay 10-4-2012 tổng lượt khám và mổ mắt đem lại ánh sáng cho
BAN LIÊN LẠC TRƯỜNG NLS- ĐỊNH TƯỜNG
Đứng: Lâm Văn Anh (Trưởng BLL) Trần Thị Tuyết (Thư ký) Trần Thị Chắn (TQuỹ) Thầy Nguyễn Văn Lộc ( Giám học)
Ngồi: Thầy Nguyễn Văn Nâu,Thầy Nguyễn Tông Lộc (Cố Vấn ban Liên Lạc), Thầy Nguyễn Công Bình, Thầy Lâm Thành
THAM QUAN SÓC TRĂNG
Vào lúc 2giờ 30 ngày 17/6/2012 Quý thầy cô và các anh chị cựu học viên NLS Định Tường - Bến Tre khởi hành đi thăm viếng gia đình Thầy Nguyễn Công Bình.
Rời khỏi nhà thầy Bình phái đoàn đi thăm viếng Chùa Dơi ở Sóc Trăng, Tượng Mẹ Nam
Trường NLS Đinh Tường có liên kết thực hiện chương trình sản xuất gây quỹ cho hội cựu học viên họat động . Trong đó có hai chuyên đề :
1. Sản xuất hàng Tiểu thủ công nghệ:( Hoa voan, hoa pha lê, giỏ xách hạt bẹt,..)Trước mắt chị Trần Thị Tuyết K2 trợ
Gia đình Nông Lâm Súc Định Tường trong ngày vui của con gái chị Nguyễn Thị Thu Liên tại nhà hàng Phong Lan Q11- TP HCM
Anh Danh học viên NLS-ĐT từ bên Úc về kết hợp cùng thầy và các bạn cùng khóa 5 đi thăm viếng Thầy Lâm Thành Nghiêm.
2.Sản xuất giống cây trồng cho ngành nông nghiệp: Các thành viên tham gia đang lên kế hoạch triển khai.Rất mong sự tham gia hỗ trợ của tất cả quý thầy cô và các bạn trong và ngoài nước.
THAM QUAN SÓC TRĂNG
Vào lúc 2giờ 30 ngày 17/6/2012 Quý thầy cô và các anh chị cựu học viên NLS Định Tường - Bến Tre khởi hành đi thăm viếng gia đình Thầy Nguyễn Công Bình.
Thầy Bình sức khỏe hiện giờ cũng rất yếu, đi đứng khó khăn phải có người dìu. Cô