Vào lúc nông nhàn, bà vào sóc Miên mua lại những trái trâm rừng rồi theo
đoàn công voa của Pháp về Chợ Lớn bán cho các thợ thuyền ,những người
ít tiền vừa rẽ, vừa ngon.Một lần đi buôn bà xuống xe không may bị té gãy
tay phải nghỉ bán từ đó gia dình đâm ra túng quẫn.Năm At Dậu lại xãy ra
nạn dịch đậu mùa tràn lan làm dân chúng chết nhiều vì không có
thuốcchữa trị,gia đình tôi cũng nằm trong cảnh tang thương đó, mẹ tôi
đàng bỏ mất hai người con : anh Hai và chị Ba tôi,khi chiếc xe bò cọc
cạch chở hai người con ra nghĩa địa chôn ,bà kêu gào thảm thiết như
người mất trí rồi ngất xỉu.
Buồn rầu vì mất con,bên Miên lúc ấy loạn lạc nên gia đình tôi tản cư về
quê cha đất tổ ở Ngã ba Cây Khế – Trảng Bàng để nương tựa. Cha tôi nhận
lại mấy sào ruộng của từ đường cày cấy nuôi đám con nheo nhóc thay thế
người vợ bệnh hoạn.
Mỗi ngày chúng tôi ăn cơm trên chiếc bàn đá mài loang lỗ,thường phải ăn
một lượt như lính vì đồ ăn không đủ, kẻ trước người sau sẽ thiếu hụt
ngay,riết rồi quen như chim bay về tổ ,tời giờ cơm là chúng tôi có mặt
đầy đủ.Chiếc bàn nầy rất cũ kỉ không biết từ đâu có nhưng ông gia tôi
rất quý,lúc chạy giăc Miên ông phải chở nó trên chiếc xe bò cọc cạch
ròng rã một ngày đêm mới về tới An Tịnh.Chiếc bàn đá nầy là trường họcphim xes viet namđầu đời của bọn tôi, lớp gồm tám tên ngồi xung quanh nghe ông giảng
đạo:từ những câu chuyện thời ở mật khu Hố Bò nghe rất hào hứng,có lần
chi đội ông bắt được con ngựa rừng định thuần hoá ,nhưng nó rất chứng,
ai lên cưỡi đều bị nó lồng lộn quật ngã,cả chi đội chịu thua tới phiên
ba tôi xin lên, ông nhảy phóc trên lưng ngựa cưởi một lèo phi nước đại
khiến mọi người kinh ngạc thán phục,họ biết đâu ấy là nhờ vốn liếng ông
đi làm nài ngựa mướn cho các chủ ngựa đua ở Nam Vang thời niên thiếu
nghèo khổ. Từ đó ông có biệt danh là Bảy Ngựa Ô ( vì con ngựa màu đen mà
ông lại thứ bảy)
Xung quanh chiếc bàn đá là ông dạy cách đối nhân xử thế ,những kinh
nghiệm ở đời mà tuổi chúng tôi ngày ấy, chưa thề phân định được trắng
đen như thế nào?nhưng ông nói nghe rất hấp dẫn,bài giảng của ông có
nhiều ý tưởng lạ,đôi lúc chúng tôi không hiễu,có lần ông nói : Người ta
nói thất bại là mẹ thành công ,còn tao nói thất bại là mẹ thất bại.Chúng
tôi cười ồ vì nghĩ rằng ông nói chơi, nhưng ông giải thích nghe cũng có
lí : người ta có vốn nhiều thì thua keo nầy bày keo khác rốt cuộc sẽ
thắng mộtvụ,còn tụi bây tiền bạc y còm nếu không tính toán thiệt hơn làm
tiêu một cái thì lấy đâu vốn nữa mà làm ăn. Cho nên phải cẩn trọng.
Suốt ngày chúng tôi đi học, chỉ tới giờ cơm chiều là cha con hội tụ
,cũng ở trên chiếc bàn đá cũ kỉ nầy và bắt đầu những câu chuyện đông tây
kim cổ, nào là các anh hùng Lương Sơn Bạc ,ông chê hữu dõng vô mưu dầu
có thế thiên hành đạo cũng không thể chống lại được triều đình phong
kiến, ví như Võ Tòng ,người vai u thịt bắt,võ nghệ cao cường lại đi
giết người đẹp Phan kim Liên liễu yếu đào tơ, để trả thù cho Võ Đại
Lang, giết mụ nầy ai giết cũng được, cần gì anh hùng, có giỏi thì giết
cả đám quan huyện sâu mọt,vùng lên đã phá một chế độ phong kiến thối
nát. Hay như Lý Quỳ ,sức mạnh vô song, gia tài có một bà mẹ
già, lại biết vùng ấy có cọp dữ mà cứ xuềnh xoàng đi lấy nước, để mẹ bị
cọp vồ oan uổng, dù giết được con cọp ,ai cũng kinh nể nhưng lại mất mẹ
cái nào quý hơn ?.. Ông hay phản bác lại mọi chuyện người ta đã định
sẵn, toàn những kiệt tác văn chương, anh hùng hào kiệt cả ! nhưng ông
lại khen tấm tắc tráng sĩ Kinh Kha một mình đơn thương độc mã vào hang
cọp giết bạo chúa Tần Thuỷ Hoàng,làm dấy động cả hoàng cung,tên hôn quân
may mà nhờ lão lương y triều đình Hạ Vô Thả quăng túi thuốc gây cản trở
đường gươm tráng sĩ không là tiêu đời rồi! Nói xong rồi cười ha hả .
Chúng tôi để nghe ậm ờ ,chớ chuyện xưa tích cũ ,toàn là một lũ trẻ con
làm sao hiểu nổi cái dũng cái nhân của người xưa.
Năm ấy, lớp tôi làm bích báo thi đua với các trường phải có bài nói về
con cọp ( vì Tết giáp dần ) tài liệu thì không có, mà thời gian đã cận
kề rối quá tôi cha . ông kêu tôi lại chiếc bàn đá, rồi kể đến gần nữa
đêm: nào là vào trong rừng mà nghe tiếng con chim lịnh kêu quác quác là
biết tới số vì sắp gặp ông ba mươi, con chim này hay theo xỉa răng cọp
lắm (sau khi cọp vồ mồi ăn, nó nghỉ ngơi hả họng ra để thở, con chim
lịnh liền bay vào ăn mót thức ăn thừa trên hàm ăn của nó ). Còn con rắn
nó mổ người là do tự vệ, chứ không kiếm người để cắn, khi đang săn mồi
có người qua thì nó mổ… Mừng quá tôi đưa vào tờ báo, không ngờ chiếm
giải nhất ,được giải thưởng một quyển tự điển, hỉ hả về khoe tôi nói “ba
đúng là một dictionnaire de vivant (3) thời đại “ ông cười lớn khoác
tay” nói tầm bậy , cái đích xi ông me đờ vi văng là từ lâu người Sài
Thành kính nể dành cho cụ Vương Hồng Sen, tụi bây không biết gì đừng láp
nháp”
Mỗi ngày, ông chạy xem lam trên quốc lộ 22,đường nầy lúc ấy đoàn công
voa Mỹ đi rất nhiều,chúng tôi qua các đài nước ngoài ,nghe nói quân cách
mạng đã sắp vào tới Sàigòn,nhưng các cuộc đụng độ còn xãy ra liên miên
,nhất là dọc theo quốc lộ đồn điền cao su Vên Vên ,nên chạy xe rất hồi
hộp,chúng tôi lo sợ tên bay đạn lạc.Bữa nào ông về tối,anh em tôi nóng
lòng lội bộ cả mấy cây số ra ngả ba Giang Tân chờ ông,khi nào hiện lên
chiếc lambro cà tàng số 9984 là chúng tôi nhảy tửng lên,ông chở một vòng
qua phố dạo chơi rồi về nhà.
Công voa Mỹ chạy mệt mỏi ,có lúc dừng lại xả hơi,buồn buồn chúng lấy
súng bắn đùng đùng lên trời rồi cười hô hố làm xóm làng khiếp vía,
không ai dám ra đường, chúng thấy mấy đứa trẻ chăn trâu dùng giàng ná
bắn chim bèn thích thú kêu lại mua,tưởng tụi nó thích vật lạ địa phương
mua làm kỉ niệm, nên ai cũng bán kiếm tiền ,ai ngờ chúng dùng ná bắn vô
tội vạ vào các xe qua đường làm bể nát cả kính xe mà không ai dám nói gì
cả .Một bận ,xe cha tôi xuống tới Gò Dầu bị chúng bắn nát kính,ông nổi
máu yên hùng nhảy xuống vật lộn với bọn Mỹ,tụi nó la xí xô xí xào như
con nít : -Oh! Oh! dear VC,VC…(4) anh em tài xế nghe VC hết hồn không ai
dám can, bọn MP ăn nhậu vui vẻ trong Snach bar gần đó nghe tiếng ồn,
chạy ồng ộc ra la lớn : What’s wrong? What’s wrong??(5) Làm náo động cả
chợ Gò Dầu. Một hồi, thằng cố vấn quận trưởng ra xem, nó hiểu chuyện đền
bồi cho ông ,miệng nói hoài : -Oh,I’m sorry,I’m sorry….(6) Từ vụ đó
cánh tài xế khoái chí gọi ông là anh hùng Lương Sơn Bạc,ông chỉ cười trừ
thầm nghĩ :- Mấy cha không biết, truyện đó tôi cũng chê vài người?!?
Một bữa, gia đình quay quần ăn cơm trên chiếc bàn đá , ông bỗng nói :
-Xém nữa, tụi bây có thêm thằng em út mót. Chị Tư tôi cười nói :-Me già
rồi còn sanh đẽ gì nữa.ba? ông cười lớn :- Không phải sanh mà từ trên
trời rớt xuống….Chúng tôi ngạc nhiên tò mò hỏi, ông kể Bữa đó ,xe đang
chạy ngon trớn tới đồng bưng Trao Trảo ,bỗng phía trước từ trong chiếc
xe đò văng ra một gói gì trăng trắng rớt xuống ruộng,ông tưởng hành
khách ngũ gật lơ là làm rớt đồ nên dừng xe lại bước xuống ruộng coi
thử...
Mùa nầy, lúa đang trổ đòng đòng ,cây cong quằn dày rậm rạp,ông mở gói đồ
bọc bằng mấy lớp khăn lông,bỗng thấy cụt kịt tưởng con gì, vạch qua lớp
vải ông đứng tim khi thấy trước mặt mình là một đứa bé còn đỏ hỏn … ông
dụi mắt, định thần một lần nữa…một bé trai kháu khỉnh,ông thấy rõ cả
con cu nó bằng đầu thuốc Bastos ,rồi bồng nó lên ,may mà nằm trên sóng
lúa dày đặc nên không sao ! ông nghĩ ,cô gái nào lỡ lầm chửa hoang,
trong lúc quá quẩn trí làm càng, tàn ác quá! Nhưng xét cho cùng , cũng
còn chút nhân đạo nên cũng lựa chỗ mà quăng đứa
trẻ…
Đang lừng chừng không biết tính sao? thì xe lam của ông Ba Mẹo chạy trờ
tới ,ông kể lại sự tình và nói :- Thôi số trời sắp đặt, tôi với anh gặp
đứa trẻ tội nghiệp nầy giữa đồng không mông quạnh.Tôi con cái nheo
nhóc, còn anh không có con, tự dưng được một đứa đây chắc là hồng
phúc,lộc của trời cho đem về mà nuôi. ông Ba Mẹo cũng bần thần một hồi
.., nhưng nghe chí phải bèn nhận về nuôi cho có con cháu ẵm bồng vì vợ
chồng già hiếm muộn.
Đứa trẻ ông già tôi nhận làm cha đỡ đầu và đặt nó tên Rớt, sau nầy nó
lớn nhanh cuồi cuội,chắc khỏe lắm! ( chắc là nhờ hưởng nguyên khí của
đất trời hoang vu ngày xưa ?? ). Khi cha tôi mất ,nó khóc lóc thảm
thương, đội tang đưa đám đàng hoàng.
Sau nầy tuổi già sức yếu ,ông nghỉ chạy xe, về làm từ thiện trong Hội
phụ lão khu phố rất uy tín,thỉnh thoảng bà con cũng nhờ xử ba cái vụ lặt
vặt trong nhà ngoài phố .Một bữa nhà tên Mau mới mua cái máy bơm bị mất
trộm,sáng sớm đã la làng um xùm,ông ra xem hiện trường một hồi rồi phán
ngay :- Tại mầy!! Làm nó chưng hững trợn mắt lại cãi :-Tôi bị mất máy
bơm, mà sao Bác Bảy nói kì vậy? Ông phân tích :- Vì mầy không biết giữ
của, để cái máy mới toang tần ngần trước cửa khiêu khích bọn đạo tặc,
tụi nó lấy là phải rồi?! Mọi người cười ồ ,làm thằng Mau tiu nghỉu bỏ vô
nhà. Nói là nói vậy, ông cùng dân phòng âm thầm đi điều tra ,sau bắt
được tên đạo chích nầy,hoá ra là thằng Đô La ở đầu phố, nhà nó nghèo vợ
con nheo nhóc,Ban quản lí đề nghị cho nó đi cải tạo, nó khóc quá trời,
ông mũi lòng nhận bảo lãnh để giáo hoá nó, ông còn sai tôi vác cái xe
đạp trành cho nó để đi làm phụ hồ… ( bà con ở xóm kêu nó thằng Đô La vì
khi nó uống rượu ,tuy không quậy phá ai nhưng tới Đô là La lên um xùm ).
Từ khi ông mất, chiếc bàn đá cũng xuống cấp nhiều, bàn mica, bàn nhôm
đẹp đẽ bán thiếu gì ngoài chợ nhưng chúng tôi không dám thay, còn bọn
trẻ thì chả biết gì về chuyện xưa tích cũ, tối ngày chỉ mãi mê với Chat,
với Game.. thôi ,chúng đòi xử lí chiếc bàn đá hoài, tôi ê chề với cảnh
con cái ,cản ngăn không được, suốt ngày phải đi sớm về khuya cày bừa
kiếm cơm cho gia đình. Chúng đâu biết rằng chiếc bàn đá là một vật
thiêng liêng đối với tôi, nó là một biên niên sử của gia đình, mà ở đó
,tôi cảm thấy ấm lại khi nhớ về một thuở xa xưa nơi đất khách quê
người…giờ chỉ còn là bóng mờ trong kí ức…
NGỮ YÊN
(2): người cấy bị bao lối ra không được
(3): tự điển sống
(4): ối !trời ơi,Việt Cộng
(5):chuyện gì vậy ?
(6): ồ 1 cho tôi xin lỗi.