Thôn Ma
Sáng sớm, đúng 5 giờ 30. Một quả pháo từ xa bay đến, nổ cái « Ầm « Giữa nóc căn nhà ba gian của ông Sáu Nguyệt, rung rinh trời đất, vang dậy cả thôn. Sau tiếng nổ ấy, căn nhà chỉ còn lại vài cây cột cháy và cái nền gạch tàu màu đỏ nhiều lỗ thủng. May mà gia đình ông Sáu đã tản cư sang làng khác cách mấy hôm.
Tình hình giữa năm 1974 kéo dài đến tháng tư, năm 1975 nói chung cả nước thật bất ổn, riêng các xã, quận hẻo lánh cũng chẳng thua gì. Mọi sự đi lại dường như thưa dần trước những sự việc có thể xảy ra bất ngờ từng giờ, từng phút.
Nhà ông Sáu nằm cạnh Trung tâm huấn luyện Điạ phương quân và Nghĩa quân chừng ba trăm mét. Kể từ đầu tháng giêng năm 1975 là nơi hứng chịu nhiều quả pháo nhất trong quận. Đủ các thứ như Cối 60, 61, 82 và 122 li. Những quả pháo nầy mục đích theo hướng vào Trung tâm huấn luyện, Đại đội Pháo binh, và Dinh Quận trưởng, nhưng không biết gì lý do gì cứ rớt loanh quanh trước Trung tâm khoảng vài ba trăm mét. Bởi thế các hộ dân lân cận hoàn toàn lãnh đủ.
Một hôm trời yên, đất lặng, trong thôn chỉ còn vài ba căn nhà bám trụ, trong lúc mọi người có kẻ thức, có người đang say ngủ, còn bao nhiêu thì đùm túm tản cư đi nơi xứ khác lâu rồi. Thường thì những trận pháo hay bắt đầu vào bảy tám giờ chiều. Vì thói quen mọi người cứ nghĩ năm, sáu giờ sáng trời bình minh bắt đầu lố dạng, không khí bình yên được trả lại. Nên kẻ xách giỏ đi mua, người mang hàng ra chợ bán, cảnh sinh hoạt nhộn nhịp bình thường. Nhưng không ngờ ! Quả pháo hôm nay không xuất phát vào bảy giờ chiều để mọi người tránh né, mà nó lại đến một cách bất chợt, bỗng dưng. Không thể trở bàn tay. Một quả pháo vô tình từ xa, vỡ tan giấc ngủ và làm đảo lộn cả một Thị trấn đang tưng bừng náo nhiệt. Quả pháo 122 li do Liên xô chế tạo đã phá banh ngôi nhà ông Sáu, trong phút chốc chỉ còn lại đống tro tàn mà ông Sáu không hề hay biết. Các nhà lân cận cũng thế, tuy không tan nát, nhưng cũng chịu ảnh hưởng hư hại rất lớn. Những cửa sổ lá sách đong đưa, nằm nghiêng ngữa, bật bản lề rơi tung xuống đất. Những cái Lu, cái Hủ, cái Nồi, cái Ơ nứt vỡ ra từng mảnh nhỏ. Và, tệ hại hơn những đứa trẻ, mẹ còn đang mua bán ngoài chợ, ở nhà một mình, chẳng biết gì, cứ chạy tung ra ngõ tìm mẹ, hoảng hốt, khóc mếu máo « Mẹ ơi, mẹ ơi « Trong thật thê thảm.
Tuy, không có điện thoại, dây thép, Di động tân tiến như ngày nay, nhưng miệng chuyền miệng, ông Sáu đã hay tin ngay sau vài tiếng đồng hồ và trở về căn nhà mà mình đã cách xa nó gần hai tuần nay đi lánh nạn. Đứng trước ngôi nhà, ông chỉ biết ôm đầu khóc ngất. Khóc cho số phận quê hương, khóc thương một đời công cốc. Bao nhiêu của cải, vật chất ông bà đã gầy dựng hơn bốn chục năm qua đã giây phút tan tành theo mây khói.
Cũng may là sáng hôm ấy chỉ duy nhất có một quả mà thôi, chỉ hư hại căn nhà ông Sáu và mấy nhà lân cận. Riêng ông Sáu cùng gia đình được thoát nạn, thật quả là phước đức. Nếu sáng hôm ấy cứ tới tấp hết quả nầy đến quả khác. Có lẽ đàn trẻ nhỏ chạy tung tìm mẹ tan xác hết rồi và cả thôn đã biến thành một bình địa và một đám tang tập thể không hơn, không kém.
Trong tiếng khóc nứt nở, ông Sáu cố gượng người, hai tay xoa xoa, miệng lăm băm « Cám ơn Trời, Phật, cảm ơn những vị Thần linh » Đã cứu sống gia đình chúng con và cả một thôn nghèo. « Cảm ơn Trời, Phật. »
Sau cơn đau, mất mác ấy. Cả thôn lần lượt từ già đến trẻ, thậm chí cả những con vật không còn ai bám trụ nữa. Bởi, một cảnh tượng hãi hùng còn đó, một nỗi ám ảnh bi thương của quả pháo 122 li giáng xuống căn nhà ông Sáu vào một buổi sáng sớm đầu năm.
Ngoài đường cảnh người qua lại vắng vẻ, những ngôi nhà vắng chủ. Tất cả hiện lên như một thôn ma u ám, lạnh lùng.
Thủy Điền
Tháng 12, năm 2015.