SÔ LÖÔÏC TIEÅU SÖÛ
TRÖÔØNG TRUNG HỌC NOÂNG LAÂM SUÙC - ÑÒNH TÖÔØNG
Trường trung học Nông Lâm Súc Định Tường được thành lập theo Nghị định số 1398 – QDTN/PC/NĐ ngày 28/8/1968. Trụ sở trường đặt tại xã Tân Mỹ Chánh, cạnh tĩnh lộ 24 đường đi Mỹ Tho – Gò Công cách thành phố Mỹ Tho khoảng 3 km. Tổng diện tích 4 ha, do tỉnh Định Tường cấp trên nền đất ruộng lúa thuộc công điền.
Ban đầu trường vừa hoạt động vừa xây dựng cơ sở vật chất. Phải mất 3 năm từ năm 1968 đến 1971 mới cơ bản ổn định. Khóa học đầu tiên khai giảng năm học 1968 gồm 2 lớp 8. Vì chưa có phòng ốc, các em phải học nhờ lớp học của trường tiểu học Tân Mỹ Chánh. Ban điều hành đầu tiên chỉ có 3 người là thầy Nguyễn Công Bình (xử lý thường vụ ) thầy Nguyễn Trung Bình (giám canh) và cô Hà Kim Phụng (phụ trách hành chính), Cô Phan Thị Thu Hà ( Canh nông).
Sang năm học 1969 -1970 trường tuyển thêm 2 lớp 8, gồm tổng số 4 lớp. Thầy Nguyễn Tấn Phúc được bổ nhiệm hiệu trưởng, thầy Nguyễn Công Bình làm giám học, thầy Nguyễn Trung Bình làm giám canh. Đồng thời trường cũng được bổ sung nhiều thầy cô dạy chuyên môn và phổ thông.
Thầy Hồ Thành Huân, thầy Lâm Thanh Nghiêm, thầy Nguyễn Tấn Phúc, thầy Nguyễn Công Bình. Trong giờ hướng dẫn thực hành nông trại. ( 4 thầy mặc áo trắng)
Cô Hà Kim Phụng GV Mục súc và Cô Phan Thị Thu Hà GV Canh Nông bên liếp Shorgho
Không may trường tiểu học Tân Mỹ Chánh đề nghị lấylại lớp học. Thầy trò phải di dời đến ở đậu trường tiểu học Song Bình, cách đó2 km. Các em học lý thuyết tại Song Bình, học thực hành tại khuôn viên trụ sở trường. Thầy trò phải luân phiên di chuyển liên tục, khá vất vả. Tuy nhiên trong khó khăn đã bộc lộ rõ tinh thần lạc quan chịu khó, dù vất vả thiếu thốn nhất định không bỏ cuộc.
Đến niên khóa 1971-1972 trường mới xây xong. Gồm 2dãy lớp, văn phòng, nhà kho, xưởng thực tập công thôn, trại chăn nuôi… Phương tiện thực hành khá đầy đủ gồm máy kéo, máy cày, xe cơ giới, nhiều dụng cụ cầm tay. Khu thực tập trồng trọt rộng khoảng 2 ha trải dài bên cánh phải đối diện khu văn phòng và lớp học, rất đẹp và thuận lợi.
Cô Hà Kim Phụng, cô Phan Thị Thu Hà, cô Lê Thị Bích Khiêm, cô Nguyễn Thị Vãng. Đứng trước dãy lớp học vừa được xây.
Cô Phan Thị Thu Hà và thầy Nguyễn Văn Minh cùng chiếc máy cày tay Kubota.
Kho xưởng thực tập công thôn được xây dựng
Khó khăn cuối cùng là trường không được cấp kinh phí để làm đường đi, hàng rào bảo vệ, tôn tạo cảnh quan khuôn viên, sân bãi thể thao và giải trí cho các em học sinh.
Có lẽ do nhu cầu xã hội khách quan và tinh thần hào sảng hiếu học của người dân vùng đất nông nghiệp Mỹ Tho trù phú nên có nhiều mạnh thường quân đã thiết thực giúp đỡ gỡ khó cho trường kịp thời.
Đáng kể nhất là việc giúp đào một kênh nướcrộng 6m dài khoảng 150m lấy đất đấp đại lộ chính ngăn đôi khu trường ốc và khu thực tập trồng trọt, đào ao nuôi thủy sản và xây trại thực hành chăn nuôi. Rồi đắp đường nối liền cổng trường tới tỉnh lộ 14, dài trên 100m. Rồi xây cổng trường, xây cầu bắt ngang kênh nối khu thực tập , xây cột cờ… Nếu không có được các hỗ trợ quý giá trên, việc xây dựng trường phải kéo dài thêm ít nhất 2năm.
Cô Nguyễn Thị Nên và cô Phan Thị Thu Hà trên chiếc cầu bắt ngang kênh nối khu thực tập với dãy lớp học.
Các công việc tôn tạo lặt vặt khác thì rất nhiều, hầu hết do học sinh các lớp đóng góp công sức, giành nhiều thời gian đào đắp trồng tỉa, tưới tiêu… trong các giờ thực hành. Các em đã góp phần xứng đáng của mình để tôn tạo trường có bộ mặt khang trang, chu chỉnh.
Khóa 3 CN thực hành trồng Hành
Khóa 2 CN trong giờ thực hành- Nạo vét mương -
Khóa 1 CN Gieo lúa Thần nông IRRI
Khóa 1- CN thu hoạch lúa Thần Nông bội thu
Niên khóa 1972 -1973 trường có ban giám hiệu mới, thầy Nguyễn Thanh Vân thay thầy Phúc chuyển về Sài Gòn, các thầy Nguyễn Văn Lộc, Trương Công Lân lần lượt được bổ nhiệm làm giám học và tổng giám canh..
Thầy Nguyễn Thanh Vân (HT), Thầy Nguyễn Văn Lộc - Giám học và Thầy Trương Công Lân - giám canh-
Tính đến niên khóa 1973-1974 trường có 12 lớp với tổng số khoảng 600 học sinh
1 Lớp 8; 2 lớp 9 ; 3 lớp10, 3 lớp 11; 2 lớp 12
Tuy vẫn giữ một số lớp đệ nhất cấp, nhưng trường bắt đầu chuyển hướng chú trọng đào tạo đệ nhị cấp. Khi ấy đã có nhiều trường đệ nhất cấp xung quanh như Bến Tranh, Gò Công, Bến Tre…được thành lập và phát triển rất mạnh.
Một đặc điểm chung rất tiêu biểu của các trường trung học NLS là chương trình Kế Hoạch Sản Xuất nhỏ của từng cá nhân và tập thể nhỏ học sinh Nông Lâm Súc, và tổ chức Nông Gia Tương Lai
Đoàn Nông Gia Tương Lai của trường NLS Định Tường cắm trại ở Trường NLS Cần Thơ trong đợt hội chợ Triển Lãm Nông Sản Cần Thơ ngày 26-3 ngày Nông Dân Việt Nam.
Đoàn Nông Gia Tương Lai Trí Dũng cắm trại ở Trường Nam Tiểu Học - Thành Phố Mỹ Tho.
Trường có 4 chi đoànNGTL:
2 chi đoàn Trí Dũng
1 Chi đoàn Trí Tâm
1 Chi đoàn Đồng Xanh (nữ)
Các chi đoàn NGTL đạt được nhiều thành tích nổi bật về sản xuất, thể thao và hoạt động xã hội. Hai chương trình này giúp trang bị cho học sinh tinh thần đồng đội, tự tin, tháo vát khi bước vào đời.
Sau năm 1975, do điều kiện khách quan lịch sử, trường Trung học Nông Lâm Súc Định Tường đã giải thể. Thầy Trương Công Lân thay thầy Vân làm hiệu trưởng từ niên khóa 1974-1975, là hiệu trưởng cuối cùng của trường. Trường đã đào tạo được cả thảy 6 khóa, với khoảng 1000 " Nông Gia Tương Lai”
Cựu Hiệu Trưởng NLS ĐT-Nguyễn Tấn Phúc
(*)Sau năm 1975, Trường Nông Lâm Súc Định Tường được Cách Mạng tiếp quản.
Được dùng tạm là trường Bổ túc văn hóa Công Nông Trung Nam Bộ.
Đến ngày 29/06/1976 Trường có quyết định thành lập Trường Trung Học Thủy Lợi 3.
Ngày30/12/1996 Có quyết định thành lập trường Trung Học Dạy Nghề và Phát triển Nông Thôn Nam Bộ trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại hai trường Thủy Lợi 3 và Trường Trung học Nông Nghiệp Long Định.
Ngày 28/01/2008 Trường có quyết định nâng cấp lên thành Trường Cao Đẳng Nông Nghiệp Nam Bộ cho đến nay.( (*)Trích trong Kỷ Yếu Trường CĐNNNB)