Các anh chị thân,
Xin mời các anh chị tham khảo bài viết dưới đây về việc ăn uống khi đau ốm.
Bài do anh Phạm Quang Bá, khóa 10, gởi cho chúng ta. Xin cám ơn anh Phạm Quang Bá.
Thân,
Nguyễn Đức Cao
THAM KHẢO VIỆC ĂN UỐNG KHI ĐAU ỐM
Một
số người có quan niệm phải tẩm bổ thật nhiều khi ốm mà không biết rằng, có
những thực phẩm cần tránh xa, nếu không tình hình sức khỏe sẽ càng trở nên tồi
tệ hơn.
Nước cam
Hầu hết mọi người đều cho rằng nước cam là bí quyết giúp phục hồi sức khỏe nhờ cung cấp nhiều vitamin C, chất xơ và các dưỡng chất khác. Tuy nhiên, đó là một quan niệm sai lầm. Để có một ly nước cam ngon và dễ uống, bạn phải dùng rất nhiều đường (tương đương lượng đường có trong một lon soda). Đường lại là chất không có lợi khi cơ thể đang mệt mỏi. Bên cạnh đó, lượng a-xít dồi dào trong nước cam còn có thể làm hỏng dạ dày của bạn.
Hầu hết mọi người đều cho rằng nước cam là bí quyết giúp phục hồi sức khỏe nhờ cung cấp nhiều vitamin C, chất xơ và các dưỡng chất khác. Tuy nhiên, đó là một quan niệm sai lầm. Để có một ly nước cam ngon và dễ uống, bạn phải dùng rất nhiều đường (tương đương lượng đường có trong một lon soda). Đường lại là chất không có lợi khi cơ thể đang mệt mỏi. Bên cạnh đó, lượng a-xít dồi dào trong nước cam còn có thể làm hỏng dạ dày của bạn.
Các sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa chứa hàm lượng chất béo cao. Những chất béo trong sữa lại ở dưới dạng hợp chất nên rất khó tiêu, khiến nhiều người còn có hiện tượng dị ứng với các sản phẩm sữa khi ốm.
Nước lạnh
Khi bị sốt, nếu bạn uống quá nhiều nước lạnh nhiệt độ của cơ thể sẽ không giảm mà còn sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.
Trứng
Bình thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, người ta lại khuyên rằng không nên ăn trứng khi bị ốm. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi. Vì vậy, khi bị sốt, chúng ta không nên ăn trứng gà mà thay vào đó chúng ta nên uống nhiều nước, rau quả tươi và hạn chế những thứ có chứa nhiều protein.
Trà
Chất ta-nanh trong trà sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.
Mật ong
Mật ong là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi cảm sốt sẽ dễ làm cho cơ thể bị tăng thêm nhiệt độ và chất ngọt trong mật ong sẽ cản trở quá trình diệt vi khuẩn của bạch cầu.
Các sản phẩm từ sữa chứa hàm lượng chất béo cao. Những chất béo trong sữa lại ở dưới dạng hợp chất nên rất khó tiêu, khiến nhiều người còn có hiện tượng dị ứng với các sản phẩm sữa khi ốm.
Nước lạnh
Khi bị sốt, nếu bạn uống quá nhiều nước lạnh nhiệt độ của cơ thể sẽ không giảm mà còn sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.
Trứng
Bình thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, người ta lại khuyên rằng không nên ăn trứng khi bị ốm. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi. Vì vậy, khi bị sốt, chúng ta không nên ăn trứng gà mà thay vào đó chúng ta nên uống nhiều nước, rau quả tươi và hạn chế những thứ có chứa nhiều protein.
Trà
Chất ta-nanh trong trà sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.
Mật ong
Mật ong là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi cảm sốt sẽ dễ làm cho cơ thể bị tăng thêm nhiệt độ và chất ngọt trong mật ong sẽ cản trở quá trình diệt vi khuẩn của bạch cầu.
Thịt đỏ
Thịt màu đỏ (như thịt bò) cũng có những tác động tiêu cực đến cơ thể của bạn. Nếu ăn quá nhiều thịt có màu đỏ khi đang cảm cúm, toàn bộ lượng chất lỏng dư thừa trong cơ thể sẽ được giữ lại và biến thành chất nhầy tích tụ trong mũi và cổ họng. Bạn sẽ chảy nước mũi và có nhiều đàm hơn bình thường. Không chỉ vậy, cơ thể còn phải tốn nhiều thời gian và công sức để tiêu hóa hết lượng chất béo có trong thịt.
Đồ ăn cay
Khi bị sốt, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ hoạt động mạnh. Gừng, ớt và nhiều gia vị quá cay khác sẽ sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể và làm bệnh nặng thêm, ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.
Thịt màu đỏ (như thịt bò) cũng có những tác động tiêu cực đến cơ thể của bạn. Nếu ăn quá nhiều thịt có màu đỏ khi đang cảm cúm, toàn bộ lượng chất lỏng dư thừa trong cơ thể sẽ được giữ lại và biến thành chất nhầy tích tụ trong mũi và cổ họng. Bạn sẽ chảy nước mũi và có nhiều đàm hơn bình thường. Không chỉ vậy, cơ thể còn phải tốn nhiều thời gian và công sức để tiêu hóa hết lượng chất béo có trong thịt.
Đồ ăn cay
Khi bị sốt, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ hoạt động mạnh. Gừng, ớt và nhiều gia vị quá cay khác sẽ sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể và làm bệnh nặng thêm, ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.
Caffeine
Caffeine là chất rất khó hấp thụ. Hạn chế các loại đồ uống như sô-đa, cà phê hay sô-cô-la khi đang bệnh sẽ giúp cơ thể bạn hồi phục nhanh hơn. Ngoài ra, đồ uống có chứa caffeine cũng chứa nhiều đường, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bạn.
Caffeine là chất rất khó hấp thụ. Hạn chế các loại đồ uống như sô-đa, cà phê hay sô-cô-la khi đang bệnh sẽ giúp cơ thể bạn hồi phục nhanh hơn. Ngoài ra, đồ uống có chứa caffeine cũng chứa nhiều đường, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bạn.
Khi
bị ốm, cơ thể mệt mỏi, hệ tiêu hóa kém hoạt động làm bạn mất cảm giác thèm
ăn, thậm chí còn coi việc ăn uống là một cực hình. Do đó:
- Để tránh tình trạng nôn, không nên ép người ốm ăn quá nhiều mà nên ăn từng bữa nhỏ. Thông thường, họ cần 3 bữa chính thì nay có thể chia thành 5-6 bữa nhỏ. - Ăn thức ăn mềm: Vì lúc này, người ốm mất cảm giác ngon miệng và khó tiêu nên cần nấu thức ăn dưới dạng mềm nhuyễn, thức ăn dễ tiêu hóa. Những người bị bệnh thông thường (cảm sốt, mệt mỏi do lao động nhiều, ho…) thường có hiện tượng “ăn trả bữa” sau khi bình phục. Nghĩa là khi hết bệnh, cơ thể sẽ đòi hỏi khiến họ ăn nhiều hơn để bù lại năng lượng đã mất. Vì thế, một số chuyên gia khuyên bạn không nên ép người bệnh phải nhai, nuốt quá nhiều. Hãy cho họ ăn đủ mức tiêu chuẩn tồn tại và không ép thêm. Điều quan trọng là làm cho họ cảm thấy việc ăn thật nhẹ nhàng chứ không phải là áp lực. |
T.T (TH)