NGƯỜI CHA NUÔI- phần 12
“Vốn ít học, ba chỉ còn cách tìm một nghề thích hợp để kiếm sống. Ba học nghề may và thành thợ chánh cho một hiệu may lớn ở Cần Thơ.”
Chầm chầm nhìn ly cà phê đen nhánh, xoay xoay cái muỗng trong hai ngón tay dài thon đẹp, gầy guộc, ba Năm hớp một ngụm nhỏ rồi đặt cái ly xuống bàn nhẹ nhàng như thể ông đang cẩn thận hé mở cái cánh cửa cuộc đời ông ra vậy.
“Với các sáng kiến, may nhái hàng cataloge thời trang có tiếng lúc bấy giờ, ba có hai thứ làm thay đổi đời ba. Ông bà nội nuôi đâu có lo cho ba học đến nơi đến chốn nên ba phải tự bương chải lo thân thôi. Có lương khấm khá, ba sắm được một xe Honda đời 66 màu đỏ rất tuyệt. Có một khách hàng rất trung thành, một nữ sinh, đẹp gái, đẹp nết, yêu thương ba hết mực. Cô ấy hiểu và quý ba hơn ai hết. Thường chở cô ta đi học và đi chơi những ngày cuối tuần, nhưng ba chưa bao giờ dám đến nhà. Gia đình của cô ta không coi ba như là người xứng đáng nên ba chỉ lén lúc hẹn hò với nàng. Ba tự trách cho cái thân phận của mình và muốn tìm cách chứng minh. Ba cật lực may, sáng tác các kiểu mới, và rất đúng hẹn. Càng làm giỏi, ba càng được cô ấy và ông chủ tiệm thương quý. Trong lúc đang may đồ hoặc khi nửa đêm thức giấc, ba hay dặn lòng:
“Bàn tay này, trái tim này có thể làm thay đổi mọi thứ. Tại sao ta không thay đổi cuộc đời này? Nếu nàng thương ta, nếu ông chủ tin dùng ta, tại sao ta không tính đến một tương lai tốt đẹp hơn nữa chứ?”
Mới học xong lớp đệ tam, nàng đã có nhiều theo đuổi. Một trong số người làm cái đuôi theo nàng là ông Tân- kẻ có bề thế và lõi đời nhất ở Cần Thơ. Hắn mua chuộc, lấy lòng mọi người trong nhà nàng. Hắn có nhiều kinh nghiệm chinh phục và hắn thật sự mê say cô ấy. Hắn khéo léo che đậy hai lần hôn nhân trước của hắn nhưng hắn lộ rỏ cái ý muốn cưới nàng linh đình để vừa lòng ba má nàng. Chán ghét con người giả dối ấy, nhiều lần nàng định bỏ học để trốn đi theo ba lập nghiệp ở một xứ lạ nào đó, một hóc hẻm nào đó.
Nhiều lần cô ta thì thầm với ba,
“Em nghe lời trái tim em thôi và em đã chọn anh là người để em trao thân rồi.”
Ba hiểu ý của cô ta nên đã cố thuyết phục nàng:
“Em có rất nhiều thứ để gìn giữ. Anh chẳng đáng gì để em phải bất hiếu với cha mẹ. Anh mồ côi sớm nên anh rất quý hai tiếng gia đình. Em cố bình tâm lại đi.”
Ba Năm của tôi như đang sống lại những ngày trai trẻ. Mồi một điếu thuốc khác xong, hít một hơi thật dài, ông nhẹ nhàng kể tiếp.
“Thuý Liễu- hoa khôi của trường Đoàn Thị Điểm- yêu thương một chàng thợ may nghèo, mồ côi, ít danh giá, với một tấm chân tình. Ba thấy mình không xứng đáng và chính ba đã định bỏ đi mấy lần. Ông chủ tiệm nhờ quen biết và tiền bạc đã lo cho ba hoản dịch gia cảnh vì nửa phần để giử người thợ giỏi, nửa phần kia để giúp cho ba có một tương lai sáng sủa hơn.
Không có ai cho không ai một điều gì cả. Ông ta cũng có ý bắt ba ở rễ. Cô gái út được bà mẹ nuông chìu nên đã bỏ học sớm. “Cô chủ nhỏ đó” luôn luôn khiến cho ông bà nơm nớp lo sợ. Ông ta chìu chuộng ba và rất muốn ba thân mật với cô ả. Ba thiệt tình không biết phải làm sao đây cho tròn hai bên.”
Tôi đang cố nhớ tình tiết câu chuyện nên tôi cất tiếng thản nhiên hỏi,
“Ba thương cô nào nhiều hơn vậy ba?”
“Không cô nào cả. Thân mồ côi mồ cút, có vợ khá giả về để nó khi dể mình sao chứ? Ba chỉ muốn một người vợ hiền hậu con nhà nghèo, cùng cảnh ngộ thôi.”
Vừa rót trà cho hai ly cà phê uống xong, tôi vừa nảy ra một ý để hỏi ba Năm:
“Sao hồi đó ba không về một vùng quê nhỏ nhỏ nào đó, mở tiệm may, cưới vợ, rồi lập nghiệp ở đó luôn?”
“Thì ba cũng nghĩ như vậy đó, nhưng…chuyện đời thật khó lường.”
Ba Năm bất ngờ gọi vài điếu thuốc lá. Tôi muốn cản ba tôi hút thuốc lại nhưng tôi lặng thinh chờ ông ta châm thuốc và tiếp tục câu chuyện.
“Sau một bửa tiệc gia đình tại tiệm may, ba bị ông chủ chuốc rượu đến say mèm. Hừng sáng hôm sau, ba bị ông chủ kêu dậy khi đang nằm trên giường với cô con gái út của ổng. Ông ta biểu ba chấp nhận mọi chuyện để tuần sau ông làm đám hứa hôn cho. Không bao lâu sau, ba mới vở lẻ là cô ấy đã có bầu trộm với nhân tình. Họ đã lừa gạc ba. Người ta đưa ba ra làm bình phông. Ba không dám nói gì hơn là chỉ lặng lẻ trốn khỏi tiệm, tình nguyện đi lính và…”
Ba tôi hút thuốc như một thanh niên lịch lãm, trải đời và đang có nhiều tâm trạng. Tôi đi nhẹ nhàng vào trong quán để xin thêm một bình trà mới. Chờ tôi ngồi xuống, rót trà xong, với cái giọng khàn khàn đi vì thuốc lá, hơi khác thường vì vấn đề này rất khác thường, hơi rung giọng, ba Năm kể tiếp:
“Khi ở trong quân trường, không chịu nỗi sự cô đơn khốn đốn, ba tìm cách liên lạc với Thuý Liễu. Nàng đã đến thăm ba vài lần và… đã thất thân với ba.”
Tôi như bị một cú đánh lén bất thình lình trong bóng tối. Ba Năm của tôi…
“Liễu cho ba hay là nàng có thai với ba nhưng nàng sắp phải ưng ông Tân nếu không muốn ba má nàng vỡ nợ.”
Tôi chợt hiểu thêm ra chuyện đời và cảm thấy thương người cha nuôi của tôi hơn bao giờ hết. Đàn ông có lúc vừa là kẻ đi xây lại vừa là người đi phá. Có khi họ khôn ngoan như một nhà hiền triết hay khoa học gia nhưng có lúc họ lại ngu ngơ khù khờ như thằng những thằng dốt đặt cán mai. Cái gì tôi hiểu biết có khi không đủ để đặt vào cái bóp đầm của một quý bà quý cô nào đó. Cái nóng bỏng tốt đẹp trong lòng tôi có khi không đủ để cho ai đó nhóm lửa hay mồi một điếu thuốc lá. Cái ao ước mơ mộng của tôi đôi khi chỉ làm cho ai đó phì cười. Cuộc đời của ba tôi đã bị bóp méo, vo tròn, bị ném đi, bị quẳng xuống nước do hai người đàn ông: Ông Tân- kẻ chiếm đoạt người yêu ông- Thuý Liễu và kẻ kia là ông chủ tiệm may- người ép ông lấy cô con gái út hư hỏng. Giờ đây, Ba Năm của tôi, bằng xương bằng thịt, đang ngồi đây trước mặt tôi, trở nên rất gần với tôi. Cuộc đời của ba Năm tôi lại có thể bị thay đổi do chính tôi- người ba tôi rất thương yêu tin tưởng. Người thuyền trưởng- ba Năm và tôi- thuyền phó sắp vượt sóng to, vượt qua cơn bảo táp vì tôi đang gặp rắc rối và em tôi- Long Vân đang tuổi lớn khôn.
Ba Năm gằn giọng hỏi tôi:
“Cô Hằng và con có gì với nhau tối hôm qua không?”
“Dạ không ba ơi. Cô ta chỉ nằm kế, ôm con, hôn con vậy thôi.”
“Ba sẽ qua nhà để nói chuyện với má của cô Hằng. Con hẹn với họ là 8 giờ sáng mai ba đến.”
Chúng tôi mỗi người có một suy tính. Tôi thay ba Năm làm bếp trong lúc ông ấy đăm chiêu suy nghĩ. Long Vân đi học về mà không chào hỏi tôi một tiếng. Bửa cơm trưa hôm ấy thật nhạt nhẽo. Tôi thấy mắt của Vân đỏ hoe. Tôi thấy ba tôi già thêm đi mấy tuổi. Tôi bổng thấy mình là một kẻ dại khờ, đáng tội. Căn nhà nhỏ êm đềm của chúng tôi hôm ấy bổng trở thành một nơi xa lạ, một vùng biển mà cả ba người trên ba cái ốc đảo cách nhau, không ai hiểu ai, không ai buồn nói gì với ai. Tối hôm đó, không có ai màng đến mấy con muỗi.
Ngày hôm ấy bổng nhiên dài hẳn đi. Cuộc đời có lúc bổng nhiên trở nên vô vị, vô nghĩa.
(còn tiếp)