Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn
Người
có công lớn trong phát triển ngữ pháp tiếng Việt hiện đại.
Nguyễn Bích Hậu sưu tầm
Người
trong hình là giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, tác giả sách Ngữ pháp VN, người
có công lớn trong phát triển ngữ pháp tiếng Việt hiện đại.
Ông sinh ngày 22/5/1926 tại làng Thượng Thọ (nay thuộc xã Thanh Văn, Thanh Chương, Nghệ An). Lúc nhỏ ông tiếp thụ Hán học trong một gia đình Nho học, sau đó theo học trường Quốc học Huế. Sau khi tốt nghiệp PTS ngôn ngữ ở Leningrat năm 1960, ông về làm Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học, ĐHTH Hà Nội, và là giảng viên thỉnh giảng của Đại học Paris 7 (Pháp) và Viện Đại học Cornell (Mỹ). Ông là tác giả của hàng trăm cuốn sách, công trình nghiên cứu khoa học quan trọng của ngành ngôn ngữ nước nhà.
Với Cuốn Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ, giáo sư đã phát hiện ra khái niệm "tiếng” tương ứng với khái niệm hình vị cho ngữ pháp tiếng Việt, và miêu tả cấu trúc danh ngữ tiếng Việt. Điều này giúp cho việc miêu tả cấu trúc tiếng Việt của chúng ta đúng với thực tế, không phải vay mượn cách của tiếng Pháp như trước kia nữa. Cuốn Lịch sử ngữ âm tiếng Việt của ông, có thể nói, cho đến nay, là công trình nghiên cứu đầy đủ và hệ thống nhất về lịch sử ngữ âm tiếng Việt.
Theo giáo sư Đinh Văn Đức, con người khoa học của GS Nguyễn Tài Cẩn có thể tóm tắt trong 8 chữ: "Sâu sắc - thông thái - tài hoa - nghiêm khắc”. Là người sâu sắc, với việc mô tả thành công danh ngữ tiếng Việt, đi xa tới mức, có lúc coi "loại từ” là trung tâm, ông đã đặt lại cả hệ thống miêu tả cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt (1960). Với việc đặt đúng cương vị ngôn ngữ học của "tiếng một” ông đã khẳng định ảnh hưởng bao quát của đặc trưng "đơn lập” này đối với tiếng Việt (1960).
Là người thông thái, ông am hiểu tường tận Ngôn ngữ học, Hán - Nôm, ngôn ngữ học lịch sử, các lĩnh vực của Việt ngữ học. Diện mạo của công trình của ông thật quảng đại mà lĩnh vực nào cũng rất sâu sắc. Ông hiểu cổ và hiểu kim, bắt rất nhanh những vấn đề của ngôn ngữ học hiện đại trong lúc có thể thảo luận và đề xuất những ý kiến rất độc đáo về cổ ngữ học. Là một bậc tài hoa, ông dồi dào thi tứ, làm thơ rất nhanh và hay, đặc biệt là thơ chữ Hán. Tuyển thơ ông, chắc chắn ông sẽ được coi là một trong những nhà thơ chữ Hán cuối cùng của VN ở thế kỷ này. Ở giảng đường khoa Việt học ở Đại học Paris 7 có đôi câu đối chữ Nôm trên giấy hồng điều đã ngả màu, chữ viết rất đẹp, khuyên học trò phải gắng học. Đó là câu đối của GS Nguyễn Tài Cẩn tặng khoa, Và ở đại học đường Cornnel tại Mỹ, ông cũng để lại đôi câu đối có nội dung tương tự.
Ông cũng là người thầy có phương pháp sư phạm cực giỏi. Ông truyền đạt những điều cực kỳ trừu tượng cho sinh viên bằng một lối nói hết sức cụ thể, sinh động nhiều lúc pha màu sắc dí dỏm, dân dã, học xong không bao giờ quên được. Nhưng thày rất nghiêm: Có lần một sinh viên làm luận văn với thầy, vì không làm đúng lời thầy nên trốn biệt. Ít lâu sau, lo thi tốt nghiệp, sinh viên ấy đành phải đến gặp thầy. Anh này mang theo chè, thuốc đến tạ thầy. Thầy nhận ngay, nhưng sau đó bắt sinh viên ấy phải ở lại luôn nhà thầy nấu cơm ăn, viết cho đến lúc kỳ xong luận văn mới thôi.
Chính thầy đã góp phần tạo nên hệ thống ngữ pháp Tiếng Việt chuẩn chỉnh như ngày nay, để thày cô giảng dạy và học trò có thể học tiếng Việt dễ dàng hơn. Không một thế hệ thày cô dạy văn nào trên toàn cõi VN mấy chục năm nay mà lại không học qua giáo trình về ngữ pháp và lịch sử tiếng Việt của thầy.
Cả một cuộc đời cống hiến cho tiếng Việt, thầy là một bậc trí giả hàng đầu. Nhưng trong đời thường, ông sống giản dị tới mức đạm bạc, tuy ông không thiếu thốn gì. Khi ở nhà cũng như khi đi ra nước ngoài, ông luôn giữ một phong cách riêng mà ông vẫn thường nói là của "Người xứ Nghệ”.
Thầy mất năm 2011, thọ 86 tuổi. Nhớ thầy là nhớ tới sự khó khăn của ngữ pháp VN. Nhưng chúng tôi, những người từng là môn sinh ngôn ngữ học luôn cảm thấy được hưởng phước, bởi vì có thày thì ngữ pháp VN mới trở nên dễ học hơn, dễ thực hành hơn.
Kính mong giáo sư Nguyễn Tài Cẩn nay ở phương Trời hay phương Phật cũng mãi mãi tận hưởng sự thung dung, bình an và lạc phúc cùng sự đam mê tiếng Việt bất tận của thầy.
Ông sinh ngày 22/5/1926 tại làng Thượng Thọ (nay thuộc xã Thanh Văn, Thanh Chương, Nghệ An). Lúc nhỏ ông tiếp thụ Hán học trong một gia đình Nho học, sau đó theo học trường Quốc học Huế. Sau khi tốt nghiệp PTS ngôn ngữ ở Leningrat năm 1960, ông về làm Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học, ĐHTH Hà Nội, và là giảng viên thỉnh giảng của Đại học Paris 7 (Pháp) và Viện Đại học Cornell (Mỹ). Ông là tác giả của hàng trăm cuốn sách, công trình nghiên cứu khoa học quan trọng của ngành ngôn ngữ nước nhà.
Với Cuốn Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ, giáo sư đã phát hiện ra khái niệm "tiếng” tương ứng với khái niệm hình vị cho ngữ pháp tiếng Việt, và miêu tả cấu trúc danh ngữ tiếng Việt. Điều này giúp cho việc miêu tả cấu trúc tiếng Việt của chúng ta đúng với thực tế, không phải vay mượn cách của tiếng Pháp như trước kia nữa. Cuốn Lịch sử ngữ âm tiếng Việt của ông, có thể nói, cho đến nay, là công trình nghiên cứu đầy đủ và hệ thống nhất về lịch sử ngữ âm tiếng Việt.
Theo giáo sư Đinh Văn Đức, con người khoa học của GS Nguyễn Tài Cẩn có thể tóm tắt trong 8 chữ: "Sâu sắc - thông thái - tài hoa - nghiêm khắc”. Là người sâu sắc, với việc mô tả thành công danh ngữ tiếng Việt, đi xa tới mức, có lúc coi "loại từ” là trung tâm, ông đã đặt lại cả hệ thống miêu tả cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt (1960). Với việc đặt đúng cương vị ngôn ngữ học của "tiếng một” ông đã khẳng định ảnh hưởng bao quát của đặc trưng "đơn lập” này đối với tiếng Việt (1960).
Là người thông thái, ông am hiểu tường tận Ngôn ngữ học, Hán - Nôm, ngôn ngữ học lịch sử, các lĩnh vực của Việt ngữ học. Diện mạo của công trình của ông thật quảng đại mà lĩnh vực nào cũng rất sâu sắc. Ông hiểu cổ và hiểu kim, bắt rất nhanh những vấn đề của ngôn ngữ học hiện đại trong lúc có thể thảo luận và đề xuất những ý kiến rất độc đáo về cổ ngữ học. Là một bậc tài hoa, ông dồi dào thi tứ, làm thơ rất nhanh và hay, đặc biệt là thơ chữ Hán. Tuyển thơ ông, chắc chắn ông sẽ được coi là một trong những nhà thơ chữ Hán cuối cùng của VN ở thế kỷ này. Ở giảng đường khoa Việt học ở Đại học Paris 7 có đôi câu đối chữ Nôm trên giấy hồng điều đã ngả màu, chữ viết rất đẹp, khuyên học trò phải gắng học. Đó là câu đối của GS Nguyễn Tài Cẩn tặng khoa, Và ở đại học đường Cornnel tại Mỹ, ông cũng để lại đôi câu đối có nội dung tương tự.
Ông cũng là người thầy có phương pháp sư phạm cực giỏi. Ông truyền đạt những điều cực kỳ trừu tượng cho sinh viên bằng một lối nói hết sức cụ thể, sinh động nhiều lúc pha màu sắc dí dỏm, dân dã, học xong không bao giờ quên được. Nhưng thày rất nghiêm: Có lần một sinh viên làm luận văn với thầy, vì không làm đúng lời thầy nên trốn biệt. Ít lâu sau, lo thi tốt nghiệp, sinh viên ấy đành phải đến gặp thầy. Anh này mang theo chè, thuốc đến tạ thầy. Thầy nhận ngay, nhưng sau đó bắt sinh viên ấy phải ở lại luôn nhà thầy nấu cơm ăn, viết cho đến lúc kỳ xong luận văn mới thôi.
Chính thầy đã góp phần tạo nên hệ thống ngữ pháp Tiếng Việt chuẩn chỉnh như ngày nay, để thày cô giảng dạy và học trò có thể học tiếng Việt dễ dàng hơn. Không một thế hệ thày cô dạy văn nào trên toàn cõi VN mấy chục năm nay mà lại không học qua giáo trình về ngữ pháp và lịch sử tiếng Việt của thầy.
Cả một cuộc đời cống hiến cho tiếng Việt, thầy là một bậc trí giả hàng đầu. Nhưng trong đời thường, ông sống giản dị tới mức đạm bạc, tuy ông không thiếu thốn gì. Khi ở nhà cũng như khi đi ra nước ngoài, ông luôn giữ một phong cách riêng mà ông vẫn thường nói là của "Người xứ Nghệ”.
Thầy mất năm 2011, thọ 86 tuổi. Nhớ thầy là nhớ tới sự khó khăn của ngữ pháp VN. Nhưng chúng tôi, những người từng là môn sinh ngôn ngữ học luôn cảm thấy được hưởng phước, bởi vì có thày thì ngữ pháp VN mới trở nên dễ học hơn, dễ thực hành hơn.
Kính mong giáo sư Nguyễn Tài Cẩn nay ở phương Trời hay phương Phật cũng mãi mãi tận hưởng sự thung dung, bình an và lạc phúc cùng sự đam mê tiếng Việt bất tận của thầy.