Trang chủ
Bài viết
Bộ tộc “siêu lùn” làm mẹ khi...9 tuổi có nguy cơ tuyệt chủng - Lê Văn Khởi sưu tầm -
Nội dung
Bộ tộc “siêu lùn” làm mẹ khi...9 tuổi có nguy cơ tuyệt chủng - Lê Văn Khởi sưu tầm -
Ngày đăng: 26/08/2015
Danh mục: SƯU TẦM
Bộ tộc “siêu lùn” làm mẹ khi...9 tuổi có nguy cơ tuyệt chủng
Tại
các khu rừng Trung Phi, người lùn Pygmy sinh sống với nhau vô cùng hiền
hòa và nhờ vào tài săn bắt và hái lượm. Nhưng trong vài thập kỷ qua,
cuộc sống họ đã bị đẩy đến khốn cùng cực bởi tác động của nền văn minh
hiện đại.
Bộ tộc "siêu lùn"
Người trong bộ tộc chỉ cao khoảng 1,2 - 1,3m. |
Người
lùn Pygmy tập trung nhiều nhất ở các khu rừng nhiệt đới Congo, ước tính
có khoảng 250.000 và 600.000 người lùn Pygmy sống tại đó. Theo các nhà
khoa học, người Pygmy chính là chủ nhân đầu tiên của vùng Trung Phi rộng
lớn, chủ nhân của nền văn minh Sanga rực rỡ từ 60 ngàn năm trước.
Chủng
tộc Pygmy có thân hình thấp bé, người trưởng thành thường có chiều cao
1m2 – 1m3, người cao nhất cũng không tới 1m4 với cân nặng không quá 50
kg, đầu to chân ngắn, mũi tẹt, người gầy, bụng to, rốn lồi và màu da
không có sắc đen như cư dân tại lục địa đen, tóc cũng không xoăn như
những người da đen khác...
Các nhà
nghiên cứu đã phân tích hệ gene của người Pygmy và giải thích được tại
sao họ lại có chiều cao khiêm tốn như vậy. Đó là bởi người Pygmy thường
sống trong rừng rậm - nơi có điều kiện ánh sáng thấp, thiếu vitamin Do
hạn chế sự hấp thu canxi từ chế độ ăn uống. Thức ăn thiếu canxi, i-ốt
cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế chiều cao của người Pygmy.
Dù
ăn thực phẩm không hoàn toàn đủ dưỡng chất nhưng các chuyên gia phát
hiện người Pygmy sở hữu một gene giúp tăng cường hệ miễn dịch, có khả
năng chống lại những căn bệnh nhiễm trùng đáng sợ trong rừng rậm. Nếu
thiếu gene này, người Pygmy rất dễ đau ốm và nhiễm bệnh nguy hiểm.
Những nét văn hóa độc đáo
1 / 3
Sinh sống chủ yếu bằng săn bắt, hái lượm.
Người
Pygmy sống bằng săn bắn hái lượm và phụ thuộc hoàn toàn vào rừng. Chính
vì thế, người Pygmy không bao giờ chặt phá rừng, thậm chí bẻ cành tươi
cũng không. Họ chỉ dám nhặt những cành khô, đã gãy rụng để làm củi. Theo
GS. Raja James Sheshardi (Đại học American), với cách sống phụ thuộc
hoàn toàn vào rừng, nên người Pygmy đang có nguy cơ trên bờ tuyệt chủng
do rừng bị tàn phá.
Quần áo của họ cũng
được làm từ lá chuối, lá cọ. Đồ trang sức làm bằng xương voi, vỏ bọ cánh
cứng và sừng linh dương. Đặc biệt, phụ nữ Pygmy biết ép các thứ hoa quả
đặc biệt để làm mỹ phẩm như nước hoa, kem thoa mặt…
Cách
trang điểm mà đa số người lùn Pygmy dùng là vẽ lên khắp mặt những hình
hoa văn sặc sỡ không theo một phong cách nào, trông giống như loài thủy
quái. Theo cư dân nơi đây, việc làm này sẽ giúp họ trừ tà ma và đem lại
may mắn.
Người
Pygmy sống theo hình thức xã hội thị tộc, vài chục gia đình sẽ quần tụ
thành một bộ lạc. Họ có ngôn ngữ riêng nhưng không có chữ viết. Khái
niệm thời gian và con số không tồn tại với người Pygmy. Do vậy, không ai
trong số họ biết độ tuổi của mình.Người Pygmy ở trong những túp lều nhỏ
cao khoảng 1,5 m, lợp bằng lá chuối hoặc lá cọ. Mỗi gia đình trong một
túp lều quay tròn, ở giữa là lều của tộc trưởng.
Sinh hoạt tình dục từ rất sớm
Phụ nữ Pygmy có quan hệ tình dục sớm và có khả năngsinh contừ khi 8,9 tuổi. |
Điều
đặc biệt là, tuy thân thể rất nhỏ nhưng người Pygmy sinh hoạt tình dục
rất sớm. Các bé gái, trai Pygmy thường quan hệ và kết hôn vào năm lên 8.
Đến năm 9 tuổi, các bé trai, bé gái Pygmy đã có thể làm bố mẹ.
Điều
đau lòng là hầu hết các quốc gia không coi người Pygmy là công dân của
họ, không được cấp giấy tờ gì, không được chăm sóc y tế và không được
bảo vệ.
Nguy cơ biến mất
Người Pygmyđang đứng trước nguy cơ biến mất. |
Điều
đáng buồn là bộ tộc hiền hòa này lại đang đứng trước nguy cơ biến mất.
Trong lịch sử, tộc Pygmy đã luôn bị xem là thấp kém do chiều cao khiêm
tốn của mình. Chính quyền thuộc địa và các bộ tộc quanh vùng có thể bắt
giữ trẻ em Pygmy để buôn bán hay sử dụng làm nô lệ trong các đồn điền.
Nguy
kịch hơn cả là một số dân tộc khác coi thịt người Pygmy rất bổ béo, có
tác dụng tăng cường sinh lực. Thậm chí, người ta còn tin rằng, ăn thịt
người Pygmy sẽ trở nên trường sinh và có phép thuật. Vì vậy, thịt người
Pygmy thường xuyên có trong thực đơn của một số bộ tộc khác.
Từ
con số hàng triệu người Pygmy nửa thế kỷ trước, giờ đây, toàn bộ vùng
Trung Phi chỉ còn chưa đầy 500 ngàn người. Các nhà khoa học thống kê và
thấy số lượng người Pygmy suy giảm hàng năm nhanh chóng.
Riêng
ở đất nước Rwanda, vài năm trước, có gần 30 ngàn người Pygmy, nhưng đến
thời điểm này, chỉ còn 18 ngàn người. Họ phải trốn sâu vào rừng, leo
lên các đỉnh núi cao, hiểm trở cố thủ để tránh nạn diệt chủng.
Theo Kênh14
Bài viết liên quan:
Giao thông thứ thiệt của Nhật khiến thế giới phải ngả mũ thán phục - Nguyễn Đức Cao sưu tầm -
Những vườn cây "siêu mắn" cho ra trái trĩu trịt - Đặng Hoàng Minh -
DUYÊN PHẬN VÀ MỆNH SỐ - Huỳnh Văn Công sưu tầm -
Tôi không tin trời có mắt, nhưng sự tử tế luôn có ánh nhìn theo ta suốt cuộc đời. - Huỳnh Văn Công -
Tôm tít (mantis shrimp) - Tôn Thất Phước sưu tầm -
Dân Sài Gòn sắp được đi buýt trên sông - Trần Thị Tuyết sưu tầm -
Buýt trên sông - phương tiện công cộng dân Sài Gòn chờ đợi - Trần Thị Tuyết sưu tầm -
Bệnh tật bị đẩy lùi một cách vô điều kiện là nhờ ‘yêu và được yêu’. - Nguyễn Trung Quân sưu tầm _
Khám phá mới về phòng ngừa và chữa trị ung thư - Phạm Quang Bá sưu tầm -
UNG THƯ MÁU CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC! Nguyễn Trung Quân sưu tầm -
Giao thông thứ thiệt của Nhật khiến thế giới phải ngả mũ thán phục - Nguyễn Đức Cao sưu tầm -
Những vườn cây "siêu mắn" cho ra trái trĩu trịt - Đặng Hoàng Minh -
DUYÊN PHẬN VÀ MỆNH SỐ - Huỳnh Văn Công sưu tầm -
Tôi không tin trời có mắt, nhưng sự tử tế luôn có ánh nhìn theo ta suốt cuộc đời. - Huỳnh Văn Công -
Tôm tít (mantis shrimp) - Tôn Thất Phước sưu tầm -
Dân Sài Gòn sắp được đi buýt trên sông - Trần Thị Tuyết sưu tầm -
Buýt trên sông - phương tiện công cộng dân Sài Gòn chờ đợi - Trần Thị Tuyết sưu tầm -
Bệnh tật bị đẩy lùi một cách vô điều kiện là nhờ ‘yêu và được yêu’. - Nguyễn Trung Quân sưu tầm _
Khám phá mới về phòng ngừa và chữa trị ung thư - Phạm Quang Bá sưu tầm -
UNG THƯ MÁU CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC! Nguyễn Trung Quân sưu tầm -
Comment