Nội dung
Đọc thơ Nhất Tuấn nhớ tuổi học trò - Nguyễn Cang -
Ngày đăng: 15/12/2014
Danh mục: Bài viết, cảm xúc
Đọc thơ Nhất Tuấn nhớ tuổi học trò - Nguyễn Cang
Lần dỡ lại những dòng thơ cũ trước 75, tôi bắt gặp những bài thơ của Nhất Tuấn, gợi lại biết bao kỷ niệm của tuổi học trò. Nói tới Nhất Tuấn là nói tới mùa hè, mùa chia tay, ly biệt trước cổng trường với bao lưu luyến nói sao cho vừa! Ai cũng có một thời để mơ để nhớ, nhớ cái tuổì vụng dại thơ ngây của tuổi học trò mà NT gọi là "hoa học trò", tuổi vừa chớm yệu, với vẻ rụt rè muốn nói tiếng yệu mà sao e ngại, rồi gói tâm tình vào lá thư viết trên giấy mỏng pelure , đem ép vào vở không biết ngày nào mới đủ can đảm trao cho em!Tình đầu làm ta xao xuyến thẫn thờ như ngây như dại với bao mộng ước chứa đầy ắp trong tim:
Lời thơ giản dị ,từ ngữ chọn lọc, kích thích sự hồi tưởng trong lòng mỗi người chúng ta. Từ ngữ "rưng rưng" đọc lên nghe lòng xúc động mãnh liệt, làm xao xuyến bâng khuâng.
Ai ngờ tình yêu dang dở làm hai đứa xa nhau, bây giờ em ở đâu? Tím em nơi nào? Tác giả cất tiếng than trong tuyệt vọng khi mà hoa phượng đã nở rộ, báo hiệu mùa hè đã đến mà người xưa sao không thấy về.Tác giả chỉ còn cách làm bài thơ cuối cùng bày tỏ tâm sự, gởi đến cho em đọc mà chắc gì em đọc, có lẽ em đã quên rồi chuyện chúng mình, giờ em chỉ còn biết chồng em và niềm hạnh phúc riêng tư mà thôi?
Đời học sinh có biết bao vui buồn nói sao cho hết, ngày nào còn cấp sách đến trường là ngày ấy còn lo học và trái tim còn thổn thức, bâng khuâng. Đôi khi chờ em trước cổng trường, nép vào tường vôi bên kia cổng hoặc đứng xa bên kia đường đợi em , hẹn em đi chơi ngày chủ nhật.Đôi khi người yêu đến chậm , chàng trách móc giận hờn, đến khi gặp nhau thì lòng nghe rộn rả lâng lâng:
Tập hợp những bài thơ hay của Nhất Tuấn được in thành sách "Truyện Chúng Mình", tổng cộng 5 quyển, và còn tiếp tục ở hải ngoại. Trong những bài thơ nói về tình yêu tuổi học trò, tôi xin hân hạnh giới thiệu quí bạn đọc bài "Chủ nhật nầy trẫm có nhớ ái khanh không?" thật lãng mạn
Bài thơ thật bình dị dễ thương, tả mối tình học trò chơn chất pha một chút lãng mạn. Tình yêu thể hiện thật tế nhị diễn tả hết niềm vui và hạnh phúc của hai tâm hồn ngây thơ trong sáng.Hai trẻ đi xem phim về khuya , lá mimosa rơi nhẹ trên làn tóc rối em thơ, nên em bắt đền vì anh không chịu gỡ dùm mà chỉ biết nhìn cười. Từ ngữ "bắt đền" thật dễ thương ,cò ý trách móc vừa tỏ dấu yêu thương một cách kín đáo mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu hết ý nghĩa thầm kín đó.
Hai từ ngữ "trẫm" và "ái khanh" được sử dụng một cách khéo léo, tác giả sử dụng phép ẩn dụ bằng cách thay thế ý nghĩa từ ngữ "vua" và "ái khanh" bằng nghĩa của từ "anh" và "em".( rồi so sánh tương đồng) .Tới đây xin mở dấu ngoặc để tra cứu tự điển về cách gọi những từ nầy điể làm rõ ý tác giả muốn diễn tả.
[Trước hết là định nghĩa cùa học giả Đào duy Anh; thì "ái khanh" :chỉ người yêu thương ( xưa, trai gái gọi nhau là ái khanh, sau chỉ dùng cho con trai gọi con gái ). .Câu định nghĩa của Đào duy Anh có 2 phần : phần 1 nói hồi xưa, phần 2 nói bây giờ. Tôi rất đồng ý ở phần 2, còn phần 1, tôi có thắc mắc.nhỏ là có chắc rằng hồi xưa trai gái gọi nhau bằng "ái khanh" không? Bây giờ tôi chỉ thấy trai gọi gái bằng tiếng "ái khanh"mà không nghe gái gọi trai bằng ái khanh.Như vậy Nhất Tuấn dùng từ chính xác vì người con gái gọi người mình yêu là "trẫm" và xưng mình là "ái khanh".(phép ẩn dụ được sử dụng ở đây, "trẫm" không phải là vua thiệt, "ái khanh" không phải là vợ yêu quí của "vua". Trẫm và ái khanh chỉ "anh" và "em" mà thôi)). Tác gả Đào duy Anh xác nhận: nay thì chỉ còn một cách gọi ( trai gọi gái bằng ái khanh). Người, đồng thời và ngang tài với ông Đào Duy Anh, là gs. Bửu Kế và gs. Bửu Cầm, cả 2 ông nầy đều là những bậc thâm nho từng giảng đạy cho con cháu quan triều đình nhà Nguyễn.
Ông Bửu Kế định nghĩa ái khanh khác với Đào duy Anh, ái: là yêu; khanh là tiếng dùng để gọi nhau. - Từ đời Tần Hán về sau vua gọi tôi là khanh,hai người ngang hàng gọi nhau là khanh. Đời Tuỳ ,đời Đường về sau chữ khanh dùng để gọi kẻ có tước vị thấp hơn. Vợ chồng đều có thể gọi nhau là ái khanh.( từ điển Hán Việt từ nguyên, Bửu Kế, trang 19). Tác giả Bửu Kế chỉ nói " vợ chồng có thể gọi nhau là ái khanh" mà không xác định thời điểm xưa, nay.Định nghĩa nầy cũng còn thiếu một ý là:ngày nay con trai gọi con gái mình yêu bằng 2 tiếng "ái khanh" thật lãng mạn.. Còn" tự điển tầm nguyên" của gs. Bửu Cầm thì xuất bản sau 1975, lúc thầy về hưu, thầy để hết tâm sức để hoàn thành cuốn nầy để lại cho hậu thế.Rất tiếc tôi không có trong tay cuốn nầy nên không rõ thầy định nghiã như thế nào ..
Còn giáo sư Nguyễn Lâm thì định nghĩa "ái khanh" ("Tự điển từ và ngữ VN" trang 20,nhà xuất bản tổng hợp, năm 1998) như sau,ái :yêu; khanh: quan to.Từ vua dùng để gọi các phi tần ( cũ).Người thủ vai vua trong vở tuồng thiết tha gọi " Ái khanh ơi!".Định nghĩa nầy thì quá đơn sơ và thiếu sót.
Theo suy nghĩ của tôi thì "ái khanh": có nguồn gốc từ trong phủ chúa của triều đại vua quan nước ta, cũng bắt chước cách tuyển chọn cung nữ làm vợ vua bên Trung Hoa. Biết bao cô gái đẹp được tuyển chọn để làm vợ vua, có người chỉ "làm vợ" được 1,2 lần trong cả đời ở phủ chúa. Với hàng trăm người đẹp như thế mà muốn được vua "ân ái" là cả một vấn đề, bắt đầu từ "địa vị" nhỏ lần lần lên tới "vợ chánh" phải trải qua biết bao gian nan khổ ải. Ví trí thấp nhất là tài nhân, kế đó là chiêu nghi , hoàng phi,hoàng hậu, khi già thì thành mẫu hậu, hoàng thái hậu.Ở cung đình Việt nam thì ta tạm xếp vào 3 loại chính cho những bà vợ vua: hoàng hậu, cung tần ( bao gồm các loại cung phi),tài nhân. Nhưng xếp theo thứ tự yêu quí thì bà có địa vị thấp nhất thường đựoc vua sủng ái nhiều nhất.Sau một lần nhà vua được thoả mãn ái ân, thì lập tức ngày hôm sau có quyết định "thăng chức" nàng tài nhân lên hàng" phi" ,rồi có thể trở thành quý phi ( người yêu quý của vua, vợ chánh của vua.). Từ cao xuống thấp, theo địa vị, có tên gọi tình tứ khác nhau: : ái hậu, ái phi, ái khanh. Từ "ái khanh" nghe nó lãng mạn hơn ái hậu hay ái phi. Tất cả các nàng kể trên đều là vợ của vua cả, nhưng một bà là chính còn các bà còn lại là bình thứ, rồi thứ, vì vậy mà có tên gọi khác nhau cho từng vị trí của các bà
Ngày nay chế độ vua chúa đã caó chung, thiên hạ tự do gọi em nào mình yêu quí bằng từ "ái khanh" thôi! ]
Trong bài thơ "Chúa nhựt nầy trẫm có nhớ ái khanh không?" nhà thơ NT ngầm so sánh "anh" như ông vua còn "em" như cung nữ, làm câu chuyện tình trở nên lãng mạn dễ yêu một cách kín đáo, tế nhị Phép ẩn dụ đã được áp dụng một cách triệt để .Kết cấu nầy làm tăng thêm ý nghĩa của tình yêu , thăng hoa như chuyện tình nơi cung cấm triều đình của vua chúa ngày xưa. .Qua bài thơ nầy làm ta nhớ lại cảnh ngày xưa thầy cô giáo trường công thường phạt học trò bằng còng-sin (cấm túc), buộc học trò phải vào trường ngày chúa nhật để học bài hoặc chép bài phạt.Chỉ một số ít học trò phạm lỗi nặng mới bị cách phạt nầy mà thôi.Ở đây ta bắt gặp một ý khá ngộ nghĩnh là cô bé vì chỉ nghĩ tới người yêu nên bài phạt không chép mà chép một câu duy nhất "Chúa nhật nầy trẫm có nhớ ái khanh không" .Nghĩ mà tức cười cho tuổi trẻ khi mới bước chân vào tình yêu!!
Vì lãng mạn và dễ yêu quá ở những trang thơ của NT nên học sinh thời bấy giờ mê thơ của ông là vậy..Thơ của NT được các nhạc sĩ trong nước và hải ngoại phổ nhạc một cách rộng rãi nhờ đó độc giả còn thưởng thức những vần thơ hay của ông qua các bản nhạc trữ tình thật ấm áp, mộng mơ.
Song song với NT còn một nhà thơ khác cũng rất nổi tiếng, cũng làm thơ tình lãng mạn không kém gì NT đó là giáo sư triết học Nguyên Sa /Trần bích Lan . Nguyên Sa nguyên là giáo sư dạy triết lớp 12, ông vừa là nhà giáo vừa là nhà thơ . Những bài thơ nổi tiếng một thời là: Tháng sáu trời mưa,Paris có gì lạ không em, Tuổi 13,Áo lụa Hà Đông,v.v.Thơ của ông tuy lãng mạn nhưng không nóng bỏng, suồng sã, đam mê, khắng khít như Xuân Diệu.
Mời các bạn thưởng thức vài trích đoạn sau đây:
Giáo sư Nguyên Sa đã sáng tác nhiều bài thơ tình thật lãng mạn, đọc thơ ông ta nghe như có từng giọt lệ tình đọng lại trong tim, sức truyền cảm thật mạnh khiền bao nhiêu học sinh trong lứa tuổi luyện thi tú tài mê mệt những bài thơ tình nầy. Thỉnh thoảng trong giờ triết ở lớp 12 , ông ngâm nga vài câu thơ trữ tình lồng trong bài giảng triết học khiến học sinh vừa thích thú vừa thán phục thầy, cho nên các "cua" riêng của thầy lúc nào cũng đầy ấp học sinh luyện triết để thi tú tài 2. Thật ra thì Ngưyên Sa có khiếu dạy triết. Ông biết tóm tắt ý bài học gọn nhẹ, dễ hiểu chớ không giảng bài tràn lan như một số giáo sư triết khác.Thơ ông đậm nét trữ tình và lãng mạn nên học sinh lớp lớn và sinh viên thích thơ ông nhiều hơn thơ người khác.
. Sau nầy khi ra hải ngoại , Nguyên Sa vẫn còn làm thơ nhưng đổi đề tài và chuyên về thơ lục bát, lại rất hay ở thể loại nầy. (Ông mất năm 1998, ở Nam Cali.).
Thơ của Nguyên Sa cũng được các nhạc sĩ trong nước và hải ngoại phổ nhạc một cách rộng rãi nhờ đó độc giả còn thưởng thức những vần thơ hay của ông qua các bản nhạc trữ tình được các ca sĩ trình bày bằng giọng điệu thật truyền cảm , xúc động.
Trở lại những bài thơ "Tuổi học trò". của Nhất Tuấn, ta còn thấy, về sau ,khi xa Đà Lạt mây mù, tác giả , trong một buổi chiều của tết tha huơng có mưa bay , ông nhớ về kỷ niệm xưa , nhớ người yêu thuở còn đi học , ông sáng tác một bài thơ tựa đề "Mưa trong kỷ niệm", trong đó ông nhắc lại kỷ niệm xưa mà lòng bùi ngùi nuối tiếc cho một cái gì đã mất ,đã vĩnh viễn qua đi. Ông vẫn thích gọi người mình yêu bằng từ "ái khanh" thật êm dịu, tình tứ như thuở nào:
Qua những dòng chữ gởi đến bạn đọc, tôi hy vọng đã cung cấp cho quí bạn đôi nét về tuổi học trong nhiều đề tài mà Nhất Tuấn đã ghi lại trong những tâp thơ Truyện Chúng Mình, những kỷ niệm chúng ta đã bỏ lại sau lưng cả chục năm rồi. Ký ức về tuổi thơ được nhà thơ Nhất Tuấn ghi lại như một món quà tinh thần đáng trân trọng, giúp chúng ta như được gặp lại hình ảnh của chính mình của những ngày còn cấp sách đến trường. Trong thời gian đi học ai cũng bận rộn học hành thi cử mong đỗ đạt cho cha mẹ vui lòng vừa tạo tương lai cho mình mai sau, và chính trong htời gian nầy phát sinh nhiều mối tình thơ mộng, có bạn được tròn duyên ước có bạn dang dỡ tình đầu bây giờ nhắc tới còn nghe bùi ngùi luyến tiếc. Trong cái luyến tiếc ấy còn đọng trong tim của những người một thời đưa đón em trước cổng trường mà nay chỉ còn là kỷ niệm...
(Nguyễn Cang)
Vài hàng về nhà thơ Nhất Tuấn:Tên thật là Phạm Hậu, sinh năm 1935 tại Nam Định Hà Nội. Năm 1954 di cư vô Nam, định cư tại Đà lạt. Ông gia nhập trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt năm 1955 khoá 12. Ra trườnhg phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà , giữ nhiều chức vụ như Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội Đông Hà- Huế (1962) rồi Đài Phát thanh Quân Đội Sài Gòn (1968) , ...Giám Đốc Việt Nam Thông Tấn Xã ( 1974).
Công chức Tiểu Bang Hoa Kỳ ( 1976-1994).
Các tác phẩm đã xuất bản:
Truyện Chúng Mình ( gồm 3 tập thơ, tự xuất bản năm 1963).
Truyện Chúng Mình tái bản toàn bộ 5 tập,( Khai Trí 1964.)
Đời Lính tập I,II ( Khai Trí 1965)
Và hơn 40 bài thơ trong tập Truyện Chúng Mình được nhiều nhạc sĩ nổi tiếng phổ nhạc.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài cảm đề của Đạm Phương nhân đọc lại bài thơ " Chúa nhựt nầy trẫm có nhớ ái khanh không?" của Nhất Tuấn :
Saigon 25/7/2014
Chú thích: (1) Tựa tập thơ Truyện Chúng Mình của NT
(2) Chương trình Dạ Lan do NT phát động trên ĐPTSG
Lần dỡ lại những dòng thơ cũ trước 75, tôi bắt gặp những bài thơ của Nhất Tuấn, gợi lại biết bao kỷ niệm của tuổi học trò. Nói tới Nhất Tuấn là nói tới mùa hè, mùa chia tay, ly biệt trước cổng trường với bao lưu luyến nói sao cho vừa! Ai cũng có một thời để mơ để nhớ, nhớ cái tuổì vụng dại thơ ngây của tuổi học trò mà NT gọi là "hoa học trò", tuổi vừa chớm yệu, với vẻ rụt rè muốn nói tiếng yệu mà sao e ngại, rồi gói tâm tình vào lá thư viết trên giấy mỏng pelure , đem ép vào vở không biết ngày nào mới đủ can đảm trao cho em!Tình đầu làm ta xao xuyến thẫn thờ như ngây như dại với bao mộng ước chứa đầy ắp trong tim:
Bây giờ còn nhớ hay không
Ngày xưa hè đến phượng hồng nở hoa
Nhắc tới mủa hè là nhắc tới chia tay,lòng bâng khuâng không biết có còn
gặp lại, hay đó là giây phút ly biệt, nhứt là các bạn trai tới tuổi
quân dịch phải xếp bút nghiêng theo việc đao cung, cho nên cảnh nầy thật
bịn rịn luyến lưu không sao kể xiết. Bên cạnh đó còn có những âm thanh
tạo thành điệu nhạc làm cảnh chia ly thêm ảo não, đó là tiếng ve sầu rên
rĩ như cứa miết vào không gian vô tận của buổi trưa hè oi ả.Nhất Tuấn
đã khéo léo diễn tả tâm trạng nầy qua những vần thơ trác tuyệt:Ngày xưa hè đến phượng hồng nở hoa
Bây giờ còn nhớ hay không
Anh đem cánh phựơng bôi hồng má em
Để cho em đẹp như tiên
Em không chịu, sợ phải lên trên trời
Anh đem cánh phựơng bôi hồng má em
Để cho em đẹp như tiên
Em không chịu, sợ phải lên trên trời
---------------------------------
Hôm nay phượng nở huy hoàng
Nhưng từ hai đứa lỡ làng duyên nhau
Rưng rưng phượng nở trên đầu
Tìm em anh biết tìm đâu bây giờ
Bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa
Gửi vào đây một bài thơ cuối cùng
Hôm nay phượng nở huy hoàng
Nhưng từ hai đứa lỡ làng duyên nhau
Rưng rưng phượng nở trên đầu
Tìm em anh biết tìm đâu bây giờ
Bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa
Gửi vào đây một bài thơ cuối cùng
Bây giờ còn nhớ hay không
Đến người em nhận làm chồng? mà thôi.
(Nhất Tuấn- Hoa học trò)
Câu "Bây giờ còn nhớ hay không" diễn tả tâm trạng hoài cổ, nhắc cho
người xưa nhớ lại... ta đang chờ đợi tác giả đưa ra câu trả lời , thì
đây câu tiếp theo là "Ngày xưa hè đến phượng hồng nở hoa" ta nhận ra
ngay đó chính là câu trả lời, nhắc cho người yêu nhớ kỷ niệm hai đứa hẹn
hò ngày xưa cũng là nhắc chung cho những ai đã từng có những kỷ niệm
đáng yêu đáng nhớ của tuổi học trò. Hoa phượng đã nở rộ trên sân trường
làm ta nhớ lại mùa thi, mùa chia tay nghỉ hè, của cái thuở xa xưa ngày
ấy...Đến người em nhận làm chồng? mà thôi.
(Nhất Tuấn- Hoa học trò)
Lời thơ giản dị ,từ ngữ chọn lọc, kích thích sự hồi tưởng trong lòng mỗi người chúng ta. Từ ngữ "rưng rưng" đọc lên nghe lòng xúc động mãnh liệt, làm xao xuyến bâng khuâng.
Ai ngờ tình yêu dang dở làm hai đứa xa nhau, bây giờ em ở đâu? Tím em nơi nào? Tác giả cất tiếng than trong tuyệt vọng khi mà hoa phượng đã nở rộ, báo hiệu mùa hè đã đến mà người xưa sao không thấy về.Tác giả chỉ còn cách làm bài thơ cuối cùng bày tỏ tâm sự, gởi đến cho em đọc mà chắc gì em đọc, có lẽ em đã quên rồi chuyện chúng mình, giờ em chỉ còn biết chồng em và niềm hạnh phúc riêng tư mà thôi?
Đời học sinh có biết bao vui buồn nói sao cho hết, ngày nào còn cấp sách đến trường là ngày ấy còn lo học và trái tim còn thổn thức, bâng khuâng. Đôi khi chờ em trước cổng trường, nép vào tường vôi bên kia cổng hoặc đứng xa bên kia đường đợi em , hẹn em đi chơi ngày chủ nhật.Đôi khi người yêu đến chậm , chàng trách móc giận hờn, đến khi gặp nhau thì lòng nghe rộn rả lâng lâng:
Chúa nhật tuần nào anh cũng đợi
Âm thầm như những tháng năm dài
Chờ em nhiều lúc anh thẩm hỏi
Mình đứng hoài cổng để đón ai?
----------------------------
Hai đứa sánh vai đi bẽn lẽn
Người xoắn tay, kẻ cắn khăn thêu
Sợ thiên hạ thấy nên thèn thẹn
Ngớ ngẫn làm sao lúc mới yêu.
(Nhất Tuấn-Kỷ niệm buồn)
Thơ Nhắt Tuấn, thập niên 60, được nhiều người ưa chuộng nhất là trong
học sinh sinh viên. Thời ấy không phải không có người làm thơ tình, trái
lại có rất nhiều người đã nổi danh từ lâu như Xuân Diệu, Nguyễn
Bính,Lưu trọng Lư, Vũ hàng Chương, Đinh Hùng... nhưng Nhất Tuấn lại được
các bạn trẻ thời đó ái mô một cách đặc biệt. Hầu hết các cô cậu đang
tuổi học trò đều chuyền tay nhau chép nhừng bài thơ yêu của Nhất Tuấn bỏ
vào trang sách để đọc cho bạn bè nghe, dần dần trở thành một phong trào
nghe và đọc thơ NT. Bên cạnh đó ta còn gặp Nguyên Sa cũng được học sinh
và sinh viên ngưỡng mộ với những bài thơ tình thật lãng mạn. Âm thầm như những tháng năm dài
Chờ em nhiều lúc anh thẩm hỏi
Mình đứng hoài cổng để đón ai?
----------------------------
Hai đứa sánh vai đi bẽn lẽn
Người xoắn tay, kẻ cắn khăn thêu
Sợ thiên hạ thấy nên thèn thẹn
Ngớ ngẫn làm sao lúc mới yêu.
(Nhất Tuấn-Kỷ niệm buồn)
Tập hợp những bài thơ hay của Nhất Tuấn được in thành sách "Truyện Chúng Mình", tổng cộng 5 quyển, và còn tiếp tục ở hải ngoại. Trong những bài thơ nói về tình yêu tuổi học trò, tôi xin hân hạnh giới thiệu quí bạn đọc bài "Chủ nhật nầy trẫm có nhớ ái khanh không?" thật lãng mạn
Chủ Nhật Này Trẩm Nhớ Ái Khanh Không
thơ Nhất Tuấn
Chỉ tại anh, nên hôm qua về trễ
Cứ “phim hay, tài tử trứ danh” hoài
Anh quảng cáo và tô mầu giỏi thế
Hỏi ai còn đành khất hẹn ngày mai
Chỉ tại anh nên trời thu đổi gió
Mimosa phủ kín mặt đường khuya
Vương đầy tóc em bắt đền anh đó
Gỡ dùm đi đứng cười mãi ô kìa
Chỉ tại anh nên hôm nay dậy muộn
Sáng thứ hai bỏ mất một giờ đầu
Bốn “con sin” (cô giáo già ác gớm
Còn bắt em chép phạt mấy trăm câu!)
Ngày thứ tám, em vào ngồi chép phạt
Mấy trăm câu mà viết mãi không xong
Ông giám thị cầm giấy xem chỉ thấy
Chúa nhật này trẫm nhớ ái khanh không?
Chúa nhật này anh có nhớ em không?
Chúa nhật này trẫm nhớ ái khanh không?
thơ Nhất Tuấn
Chỉ tại anh, nên hôm qua về trễ
Cứ “phim hay, tài tử trứ danh” hoài
Anh quảng cáo và tô mầu giỏi thế
Hỏi ai còn đành khất hẹn ngày mai
Chỉ tại anh nên trời thu đổi gió
Mimosa phủ kín mặt đường khuya
Vương đầy tóc em bắt đền anh đó
Gỡ dùm đi đứng cười mãi ô kìa
Chỉ tại anh nên hôm nay dậy muộn
Sáng thứ hai bỏ mất một giờ đầu
Bốn “con sin” (cô giáo già ác gớm
Còn bắt em chép phạt mấy trăm câu!)
Ngày thứ tám, em vào ngồi chép phạt
Mấy trăm câu mà viết mãi không xong
Ông giám thị cầm giấy xem chỉ thấy
Chúa nhật này trẫm nhớ ái khanh không?
Chúa nhật này anh có nhớ em không?
Chúa nhật này trẫm nhớ ái khanh không?
Bài thơ thật bình dị dễ thương, tả mối tình học trò chơn chất pha một chút lãng mạn. Tình yêu thể hiện thật tế nhị diễn tả hết niềm vui và hạnh phúc của hai tâm hồn ngây thơ trong sáng.Hai trẻ đi xem phim về khuya , lá mimosa rơi nhẹ trên làn tóc rối em thơ, nên em bắt đền vì anh không chịu gỡ dùm mà chỉ biết nhìn cười. Từ ngữ "bắt đền" thật dễ thương ,cò ý trách móc vừa tỏ dấu yêu thương một cách kín đáo mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu hết ý nghĩa thầm kín đó.
Hai từ ngữ "trẫm" và "ái khanh" được sử dụng một cách khéo léo, tác giả sử dụng phép ẩn dụ bằng cách thay thế ý nghĩa từ ngữ "vua" và "ái khanh" bằng nghĩa của từ "anh" và "em".( rồi so sánh tương đồng) .Tới đây xin mở dấu ngoặc để tra cứu tự điển về cách gọi những từ nầy điể làm rõ ý tác giả muốn diễn tả.
[Trước hết là định nghĩa cùa học giả Đào duy Anh; thì "ái khanh" :chỉ người yêu thương ( xưa, trai gái gọi nhau là ái khanh, sau chỉ dùng cho con trai gọi con gái ). .Câu định nghĩa của Đào duy Anh có 2 phần : phần 1 nói hồi xưa, phần 2 nói bây giờ. Tôi rất đồng ý ở phần 2, còn phần 1, tôi có thắc mắc.nhỏ là có chắc rằng hồi xưa trai gái gọi nhau bằng "ái khanh" không? Bây giờ tôi chỉ thấy trai gọi gái bằng tiếng "ái khanh"mà không nghe gái gọi trai bằng ái khanh.Như vậy Nhất Tuấn dùng từ chính xác vì người con gái gọi người mình yêu là "trẫm" và xưng mình là "ái khanh".(phép ẩn dụ được sử dụng ở đây, "trẫm" không phải là vua thiệt, "ái khanh" không phải là vợ yêu quí của "vua". Trẫm và ái khanh chỉ "anh" và "em" mà thôi)). Tác gả Đào duy Anh xác nhận: nay thì chỉ còn một cách gọi ( trai gọi gái bằng ái khanh). Người, đồng thời và ngang tài với ông Đào Duy Anh, là gs. Bửu Kế và gs. Bửu Cầm, cả 2 ông nầy đều là những bậc thâm nho từng giảng đạy cho con cháu quan triều đình nhà Nguyễn.
Ông Bửu Kế định nghĩa ái khanh khác với Đào duy Anh, ái: là yêu; khanh là tiếng dùng để gọi nhau. - Từ đời Tần Hán về sau vua gọi tôi là khanh,hai người ngang hàng gọi nhau là khanh. Đời Tuỳ ,đời Đường về sau chữ khanh dùng để gọi kẻ có tước vị thấp hơn. Vợ chồng đều có thể gọi nhau là ái khanh.( từ điển Hán Việt từ nguyên, Bửu Kế, trang 19). Tác giả Bửu Kế chỉ nói " vợ chồng có thể gọi nhau là ái khanh" mà không xác định thời điểm xưa, nay.Định nghĩa nầy cũng còn thiếu một ý là:ngày nay con trai gọi con gái mình yêu bằng 2 tiếng "ái khanh" thật lãng mạn.. Còn" tự điển tầm nguyên" của gs. Bửu Cầm thì xuất bản sau 1975, lúc thầy về hưu, thầy để hết tâm sức để hoàn thành cuốn nầy để lại cho hậu thế.Rất tiếc tôi không có trong tay cuốn nầy nên không rõ thầy định nghiã như thế nào ..
Còn giáo sư Nguyễn Lâm thì định nghĩa "ái khanh" ("Tự điển từ và ngữ VN" trang 20,nhà xuất bản tổng hợp, năm 1998) như sau,ái :yêu; khanh: quan to.Từ vua dùng để gọi các phi tần ( cũ).Người thủ vai vua trong vở tuồng thiết tha gọi " Ái khanh ơi!".Định nghĩa nầy thì quá đơn sơ và thiếu sót.
Theo suy nghĩ của tôi thì "ái khanh": có nguồn gốc từ trong phủ chúa của triều đại vua quan nước ta, cũng bắt chước cách tuyển chọn cung nữ làm vợ vua bên Trung Hoa. Biết bao cô gái đẹp được tuyển chọn để làm vợ vua, có người chỉ "làm vợ" được 1,2 lần trong cả đời ở phủ chúa. Với hàng trăm người đẹp như thế mà muốn được vua "ân ái" là cả một vấn đề, bắt đầu từ "địa vị" nhỏ lần lần lên tới "vợ chánh" phải trải qua biết bao gian nan khổ ải. Ví trí thấp nhất là tài nhân, kế đó là chiêu nghi , hoàng phi,hoàng hậu, khi già thì thành mẫu hậu, hoàng thái hậu.Ở cung đình Việt nam thì ta tạm xếp vào 3 loại chính cho những bà vợ vua: hoàng hậu, cung tần ( bao gồm các loại cung phi),tài nhân. Nhưng xếp theo thứ tự yêu quí thì bà có địa vị thấp nhất thường đựoc vua sủng ái nhiều nhất.Sau một lần nhà vua được thoả mãn ái ân, thì lập tức ngày hôm sau có quyết định "thăng chức" nàng tài nhân lên hàng" phi" ,rồi có thể trở thành quý phi ( người yêu quý của vua, vợ chánh của vua.). Từ cao xuống thấp, theo địa vị, có tên gọi tình tứ khác nhau: : ái hậu, ái phi, ái khanh. Từ "ái khanh" nghe nó lãng mạn hơn ái hậu hay ái phi. Tất cả các nàng kể trên đều là vợ của vua cả, nhưng một bà là chính còn các bà còn lại là bình thứ, rồi thứ, vì vậy mà có tên gọi khác nhau cho từng vị trí của các bà
Ngày nay chế độ vua chúa đã caó chung, thiên hạ tự do gọi em nào mình yêu quí bằng từ "ái khanh" thôi! ]
Trong bài thơ "Chúa nhựt nầy trẫm có nhớ ái khanh không?" nhà thơ NT ngầm so sánh "anh" như ông vua còn "em" như cung nữ, làm câu chuyện tình trở nên lãng mạn dễ yêu một cách kín đáo, tế nhị Phép ẩn dụ đã được áp dụng một cách triệt để .Kết cấu nầy làm tăng thêm ý nghĩa của tình yêu , thăng hoa như chuyện tình nơi cung cấm triều đình của vua chúa ngày xưa. .Qua bài thơ nầy làm ta nhớ lại cảnh ngày xưa thầy cô giáo trường công thường phạt học trò bằng còng-sin (cấm túc), buộc học trò phải vào trường ngày chúa nhật để học bài hoặc chép bài phạt.Chỉ một số ít học trò phạm lỗi nặng mới bị cách phạt nầy mà thôi.Ở đây ta bắt gặp một ý khá ngộ nghĩnh là cô bé vì chỉ nghĩ tới người yêu nên bài phạt không chép mà chép một câu duy nhất "Chúa nhật nầy trẫm có nhớ ái khanh không" .Nghĩ mà tức cười cho tuổi trẻ khi mới bước chân vào tình yêu!!
Vì lãng mạn và dễ yêu quá ở những trang thơ của NT nên học sinh thời bấy giờ mê thơ của ông là vậy..Thơ của NT được các nhạc sĩ trong nước và hải ngoại phổ nhạc một cách rộng rãi nhờ đó độc giả còn thưởng thức những vần thơ hay của ông qua các bản nhạc trữ tình thật ấm áp, mộng mơ.
Song song với NT còn một nhà thơ khác cũng rất nổi tiếng, cũng làm thơ tình lãng mạn không kém gì NT đó là giáo sư triết học Nguyên Sa /Trần bích Lan . Nguyên Sa nguyên là giáo sư dạy triết lớp 12, ông vừa là nhà giáo vừa là nhà thơ . Những bài thơ nổi tiếng một thời là: Tháng sáu trời mưa,Paris có gì lạ không em, Tuổi 13,Áo lụa Hà Đông,v.v.Thơ của ông tuy lãng mạn nhưng không nóng bỏng, suồng sã, đam mê, khắng khít như Xuân Diệu.
Mời các bạn thưởng thức vài trích đoạn sau đây:
Gió có lạnh hãy cầm tay cho chặt
Đêm có khuya em hãy ngủ cho ngoan
Hãy biến cuộc đời bằng những tối tân hôn
Nếu em sợ thời gian dài vô tận
Tháng sáu trời mưa,em có nghe mưa xuống
Trời không mưa em có lạy trời mưa?
Anh vẫn xin mưa phong tỏa đường về
Anh vẫn cầu mưa dầu mây ảm đạm
------------------------------
(Nguyên Sa/ Tháng sáu trời mưa)
Đêm có khuya em hãy ngủ cho ngoan
Hãy biến cuộc đời bằng những tối tân hôn
Nếu em sợ thời gian dài vô tận
Tháng sáu trời mưa,em có nghe mưa xuống
Trời không mưa em có lạy trời mưa?
Anh vẫn xin mưa phong tỏa đường về
Anh vẫn cầu mưa dầu mây ảm đạm
------------------------------
(Nguyên Sa/ Tháng sáu trời mưa)
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về em còn có ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một dòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em?
------------------------
(Nguyên Sa/Paris có gì lạ không em?)
Mai anh về em còn có ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một dòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em?
------------------------
(Nguyên Sa/Paris có gì lạ không em?)
Giáo sư Nguyên Sa đã sáng tác nhiều bài thơ tình thật lãng mạn, đọc thơ ông ta nghe như có từng giọt lệ tình đọng lại trong tim, sức truyền cảm thật mạnh khiền bao nhiêu học sinh trong lứa tuổi luyện thi tú tài mê mệt những bài thơ tình nầy. Thỉnh thoảng trong giờ triết ở lớp 12 , ông ngâm nga vài câu thơ trữ tình lồng trong bài giảng triết học khiến học sinh vừa thích thú vừa thán phục thầy, cho nên các "cua" riêng của thầy lúc nào cũng đầy ấp học sinh luyện triết để thi tú tài 2. Thật ra thì Ngưyên Sa có khiếu dạy triết. Ông biết tóm tắt ý bài học gọn nhẹ, dễ hiểu chớ không giảng bài tràn lan như một số giáo sư triết khác.Thơ ông đậm nét trữ tình và lãng mạn nên học sinh lớp lớn và sinh viên thích thơ ông nhiều hơn thơ người khác.
. Sau nầy khi ra hải ngoại , Nguyên Sa vẫn còn làm thơ nhưng đổi đề tài và chuyên về thơ lục bát, lại rất hay ở thể loại nầy. (Ông mất năm 1998, ở Nam Cali.).
Thơ của Nguyên Sa cũng được các nhạc sĩ trong nước và hải ngoại phổ nhạc một cách rộng rãi nhờ đó độc giả còn thưởng thức những vần thơ hay của ông qua các bản nhạc trữ tình được các ca sĩ trình bày bằng giọng điệu thật truyền cảm , xúc động.
Trở lại những bài thơ "Tuổi học trò". của Nhất Tuấn, ta còn thấy, về sau ,khi xa Đà Lạt mây mù, tác giả , trong một buổi chiều của tết tha huơng có mưa bay , ông nhớ về kỷ niệm xưa , nhớ người yêu thuở còn đi học , ông sáng tác một bài thơ tựa đề "Mưa trong kỷ niệm", trong đó ông nhắc lại kỷ niệm xưa mà lòng bùi ngùi nuối tiếc cho một cái gì đã mất ,đã vĩnh viễn qua đi. Ông vẫn thích gọi người mình yêu bằng từ "ái khanh" thật êm dịu, tình tứ như thuở nào:
Chiều mưa đó tưởng không còn gặp lại
Lần cuối cùng hai đứa lặng nhìn nhau
Có bao giờ em hiểu được anh đâu
Tình ngang trái và những lời gian dối
Trong tay nhau nhiều lần anh tự hỏi
Ái Khanh ơi ! Em còn nhớ chăng em
Bình minh hồng và những buổi chiều êm
Truyện Chúng Mình với bao nhiêu kỷ niệm
------------------------------------------
(Nhật Tuấn/Mưa trong kỷ niệm)
Lần cuối cùng hai đứa lặng nhìn nhau
Có bao giờ em hiểu được anh đâu
Tình ngang trái và những lời gian dối
Trong tay nhau nhiều lần anh tự hỏi
Ái Khanh ơi ! Em còn nhớ chăng em
Bình minh hồng và những buổi chiều êm
Truyện Chúng Mình với bao nhiêu kỷ niệm
------------------------------------------
(Nhật Tuấn/Mưa trong kỷ niệm)
Qua những dòng chữ gởi đến bạn đọc, tôi hy vọng đã cung cấp cho quí bạn đôi nét về tuổi học trong nhiều đề tài mà Nhất Tuấn đã ghi lại trong những tâp thơ Truyện Chúng Mình, những kỷ niệm chúng ta đã bỏ lại sau lưng cả chục năm rồi. Ký ức về tuổi thơ được nhà thơ Nhất Tuấn ghi lại như một món quà tinh thần đáng trân trọng, giúp chúng ta như được gặp lại hình ảnh của chính mình của những ngày còn cấp sách đến trường. Trong thời gian đi học ai cũng bận rộn học hành thi cử mong đỗ đạt cho cha mẹ vui lòng vừa tạo tương lai cho mình mai sau, và chính trong htời gian nầy phát sinh nhiều mối tình thơ mộng, có bạn được tròn duyên ước có bạn dang dỡ tình đầu bây giờ nhắc tới còn nghe bùi ngùi luyến tiếc. Trong cái luyến tiếc ấy còn đọng trong tim của những người một thời đưa đón em trước cổng trường mà nay chỉ còn là kỷ niệm...
(Nguyễn Cang)
Vài hàng về nhà thơ Nhất Tuấn:Tên thật là Phạm Hậu, sinh năm 1935 tại Nam Định Hà Nội. Năm 1954 di cư vô Nam, định cư tại Đà lạt. Ông gia nhập trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt năm 1955 khoá 12. Ra trườnhg phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà , giữ nhiều chức vụ như Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội Đông Hà- Huế (1962) rồi Đài Phát thanh Quân Đội Sài Gòn (1968) , ...Giám Đốc Việt Nam Thông Tấn Xã ( 1974).
Công chức Tiểu Bang Hoa Kỳ ( 1976-1994).
Các tác phẩm đã xuất bản:
Truyện Chúng Mình ( gồm 3 tập thơ, tự xuất bản năm 1963).
Truyện Chúng Mình tái bản toàn bộ 5 tập,( Khai Trí 1964.)
Đời Lính tập I,II ( Khai Trí 1965)
Và hơn 40 bài thơ trong tập Truyện Chúng Mình được nhiều nhạc sĩ nổi tiếng phổ nhạc.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài cảm đề của Đạm Phương nhân đọc lại bài thơ " Chúa nhựt nầy trẫm có nhớ ái khanh không?" của Nhất Tuấn :
Đât Nóng Tình Nồng- (vkp. Đạm Phương)
Luật Khoa Huế học hai năm
Vẫn ngồi lớp Một… thâm niên lính già
Saigon hàm thụ Luật Khoa
Nhà thơ Nhất Tuấn thi ca một thời
Quân vương Hoàng hậu có rồi
Nên đâu ai dám mơ ngôi Nữ hoàng
Tri âm tình bạn rỡ ràng
Cùng nhau trao đổi thơ văn đở buồn
Truyện Chúng Mình (1) khúc tình trường
Dạ Lan (2) Trái Cấm đời thường dèm pha
Ru lòng lính ở miền xa
Tiền đồn heo hút, nhạc là người thân
*Mộng xa nhưng ước mơ gần
Bốn vùng chiến thuật dừng chân Núi Bà
Tình nồng đất nóng bao la
Cùng cô giáo nhò chan hòa tuổi thơ
*Bốn mươi năm, giấc mộng hờ
Hàng thần lơ láo xứ người buồn tênh
Sóng đời xô đẩy bấp bênh
Nổi trôi xứ lạ, lênh đênh thân già
Lại mang bệnh Alzheimer
Sống trong mộng ảo bên trời bơ vơ
Bấy lâu anh có đợị chờ
Trăm năm còn lại… bao giờ gặp nhau???
(vkp. Đạm Phương)
Luật Khoa Huế học hai năm
Vẫn ngồi lớp Một… thâm niên lính già
Saigon hàm thụ Luật Khoa
Nhà thơ Nhất Tuấn thi ca một thời
Quân vương Hoàng hậu có rồi
Nên đâu ai dám mơ ngôi Nữ hoàng
Tri âm tình bạn rỡ ràng
Cùng nhau trao đổi thơ văn đở buồn
Truyện Chúng Mình (1) khúc tình trường
Dạ Lan (2) Trái Cấm đời thường dèm pha
Ru lòng lính ở miền xa
Tiền đồn heo hút, nhạc là người thân
*Mộng xa nhưng ước mơ gần
Bốn vùng chiến thuật dừng chân Núi Bà
Tình nồng đất nóng bao la
Cùng cô giáo nhò chan hòa tuổi thơ
*Bốn mươi năm, giấc mộng hờ
Hàng thần lơ láo xứ người buồn tênh
Sóng đời xô đẩy bấp bênh
Nổi trôi xứ lạ, lênh đênh thân già
Lại mang bệnh Alzheimer
Sống trong mộng ảo bên trời bơ vơ
Bấy lâu anh có đợị chờ
Trăm năm còn lại… bao giờ gặp nhau???
(vkp. Đạm Phương)
Saigon 25/7/2014
Chú thích: (1) Tựa tập thơ Truyện Chúng Mình của NT
(2) Chương trình Dạ Lan do NT phát động trên ĐPTSG
nhungnguoibanspsg.: Đọc thơ Nhất Tuấn nhớ tuổi học trò - Nguyễn Cang
|
Bài viết liên quan:
TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC - Trần Văn Hảo -
NHẪN NHỤC - NHÌN LẠI NHAU - Đặng Hoàng Minh sưu tầm -
ĐÔI DÒNG VỀ "NHỮNG DẤU ẤN LỊCH SỬ” CỦA NHÀ THƠ LÊ NGỌC PHÁI - Nguyễn Thị Tuyết Mai (Cựu Giảng viên ĐHKH Huế) -
Hạ Về - Dương Xuân Triêu -
Tấm lòng - T2 -
ĐỜI NGƯỜI KHÔNG QUAN TRỌNG DÀI HAY NGẮN - Hao Van -
Một người gốc Việt đoạt giải thưởng TJ Park POSCO - Nhựt Đăng -
CUỘC SỐNG Ở NHẬT BẢN - Nguyễn Trung Quân sưu tầm -
BA VÀ TÔI - Nguyễn Thị Diệu Anh - Trần Văn Hảo sưu tầm -
CẢM XÚC VỀ "NGÀY CỦA CHA” 18/7/2017. - Nguyễn Hưu Trí -
TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC - Trần Văn Hảo -
NHẪN NHỤC - NHÌN LẠI NHAU - Đặng Hoàng Minh sưu tầm -
ĐÔI DÒNG VỀ "NHỮNG DẤU ẤN LỊCH SỬ” CỦA NHÀ THƠ LÊ NGỌC PHÁI - Nguyễn Thị Tuyết Mai (Cựu Giảng viên ĐHKH Huế) -
Hạ Về - Dương Xuân Triêu -
Tấm lòng - T2 -
ĐỜI NGƯỜI KHÔNG QUAN TRỌNG DÀI HAY NGẮN - Hao Van -
Một người gốc Việt đoạt giải thưởng TJ Park POSCO - Nhựt Đăng -
CUỘC SỐNG Ở NHẬT BẢN - Nguyễn Trung Quân sưu tầm -
BA VÀ TÔI - Nguyễn Thị Diệu Anh - Trần Văn Hảo sưu tầm -
CẢM XÚC VỀ "NGÀY CỦA CHA” 18/7/2017. - Nguyễn Hưu Trí -
Comment