Nội dung
Cậu bé và con chó nhỏ - Thầy Thái Công Tụng, Canada sưu tầm -
Ngày đăng: 28/07/2013
Danh mục: SƯU TẦM
Các anh chị thân ,
1. Có bao giờ quí vị thấy người đi câu buông câu trong một bể cá trong nhà? Chưa! Vậy thì tự do đầu tiên mà những con cá kia có được là không bị người đi câu đe dọa. Hãy tưởng tượng hoàn cảnh của cá trong tự nhiên. Khi chúng thấy một con sâu béo mập hay một con ruồi ngon lành chúng không thể biết chắc là đớp mồi có an toàn hay không. Chắc chắn là chúng đã từng trông thấy bà con hay bạn bè của chúng nuốt một con sâu trông ngon lành rồi đột nhiên biến mất khỏi cuộc đời của chúng vĩnh viễn. Đối với một con cá trong tự nhiên, việc ăn chất chứa nhiều nỗi hiểm nguy và thường kết thúc một cách bi thảm. Bữa ăn đem đến tai họa. Ắt hẳn con cá nào cũng bị chứng khó tiêu mãn tính do luôn luôn lo lắng, và con nào bị bệnh thần kinh hoang tưởng chắc là nhịn đói tới chết luôn. Cá trong tự nhiên có thể bị mắc bệnh tâm thần hết. Còn cá trong bể được thoát khỏi mối hiểm nguy này.
2. Cá trong tự nhiên thường lo bị cá lớn nuốt. Thời buổi này ở nhiều sông, lội ngược dòng vào ban đêm ắt hẳn không còn an toàn như trước! Thế nhưng không có người nuôi nào lại thả những con cá lớn vào để ăn những con cá mình nuôi. Vậy thì những con cá trong bể thoát khỏi mối hiểm nguy bị cá lớn ăn thịt.
3. Trong tự nhiên, có những lúc cá có thể không tìm được thức ăn. Còn cá trong bể thì như thử sống gần một nhà hàng vậy. Cứ ngày hai lần, bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng được giao đến tận nơi, còn hơn là đặt mua bánh pizza giao tại nhà vậy và không phải trả tiền. Cho nên những con cá trong bể không bị cái đói đe dọa.
4. Khi bốn mùa thay đổi, sông hồ phải chịu những nhiệt độ khắc nghiệt. Vào mùa đông thì lạnh buốt, có thể bị băng tuyết che phủ. Vào mùa hè có thể rất nóng, thậm chí là nước bị cạn khô. Còn cá trong hồ thì cứ như ở trong phòng có máy điều hòa hai chiều. Nhiệt độ trong bể luôn được giữ không thay đổi và dễ chịu suốt ngày, quanh năm suốt tháng. Như thế, con cá trong bể có được thoát khỏi thời tiết nóng lạnh thất thường.
Vị sư lớn tiếp tục giải thích rằng đời sống của những người sống cuộc đời đạo hạnh cũng như thế. Quả thật là họ không được tự do theo đuổi những dục vọng và thỏa mãn những mong muốn này nọ, nhưng họ thoát khỏi nhiều mối hiểm nguy và nhiều điều khó chịu. Còn bạn muốn thứ tự do nào?
Một hôm, một vị sư ở tu viện của chúng tôi được thỉnh đi dạy thiền ở trong một nhà tù mới gần Perth, nơi mà tình hình an ninh được kiểm soát hết sức chặt chẽ. Một nhóm tù nhân đã trở nên quen biết và kính trọng thầy ấy. Vào cuối một thời pháp thoại, họ bắt đầu hỏi thầy về nếp sống hằng ngày trong một tu viện Phật giáo.
Thầy trả lời: “ Buổi sáng chúng tôi thức dậy lúc 4 giờ. Đôi khi cũng lạnh lắm vì phòng chúng tôi không có máy sưởi. Chúng tôi ăn mỗi ngày một bữa, tất cả thức ăn đều bỏ chung vào một bình bát. Vào buổi chiều và tối chúng tôi không ăn. Dĩ nhiên là cũng không có chuyện sex hoặc rượu chè. Chúng tôi cũng không có vô tuyến truyền hình, truyền thanh, hay âm nhạc. Chúng tôi không bao giờ xem phim, mà cũng không chơi thể thao. Chúng tôi nói ít, làm việc nhiều, và dành thời gian rảnh ngồi tọa thiền, theo dõi hơi thở. Chúng tôi ngủ trên sàn nhà.”
Những người tù tỏ ra hết sức ngạc nhiên về sự kham khổ của nếp sống tu hành. So sánh với tu viện, thì nhà tù hết sức nghiêm nhặt này trở thành một khách sạn năm sao. Quả thật, một người tù đã quá thương cảm hoàn cảnh thanh bần của vị sư đồng môn của tôi đến độ quên khuấy là mình đang ở đâu và anh ta chợt nói, “ Sống trong tu viện cực khổ quá. Hay thầy đến ở đây với chúng tôi đi!”
Mọi người trong phòng ai cũng bật cười. Tôi cũng bật cười khi nghe thầy ấy kể lại câu chuyện. Rồi tôi bắt đầu suy nghĩ:
Quả thật tu viện của tôi kham khổ hơn cả nhà tù khắc nghiệt nhất, tuy nhiên nhiều người tự nguyện đến đây và họ cảm thấy hạnh phúc. Trong khi đó, nhiều người lại muốn thoát khỏi nhà giam kia, và không cảm thấy hạnh phúc ở đó. Tại sao như thế?
Bởi vì các thầy muốn sống ở tu viện, còn phạm nhân thì không muốn ở tù. Sự khác nhau là ở chỗ đó.
Bất cứ nơi nào mà bạn không muốn ở thì dù cho có tiện nghi đến đâu chăng nữa, đối với bạn, nó cũng là một nhà tù. Đây là ý nghĩa thật sự của chữ “tù”. Nếu bạn đang làm một công việc mà mình không thích thì bạn cũng đang ở tù. Nếu bạn đang có một mối quan hệ mà mình không mong muốn thì các bạn cũng đang ở tù. Nếu các bạn đang ở trong một thân thể ốm đau bệnh hoạn mà bạn không muốn thì thân thể ấy cũng là một nhà tù đối với bạn. Nhà tù là bất cứ một hoàn cảnh nào mà bạn không muốn mà lại dính mắc vào.
Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể thoát khỏi các nhà tù của cuộc đời?
Dễ thôi. Hãy thay đổi quan niệm về hoàn cảnh mà bạn đang sống. Thậm chí là ở ngay nhà tù San Quentin, hay ở tu viện của chúng tôi. Nếu bạn thấy muốn sống ở đó thì nơi ấy không còn là một nhà tù đối với bạn nữa. Bằng cách thay đổi quan niệm về công việc, về mối quan hệ, về thân thể ốm đau, bằng cách chấp nhận hoàn cảnh thay vì không ưa muốn, thì nó không còn là một nhà tù nữa. Khi các bạn bằng lòng thì các bạn được tự do.
Tự do là bằng lòng với nơi chốn mình đang ở. Nhà tù là nơi mình không muốn ở. Thế Giới Tự Do là thế giới mà người ta bằng lòng sinh sống. Tự do thật sự là giải thoát khỏi dục vọng chứ không bao giờ là tự do thỏa mãn dục vọng.
Trần Ngọc Bảo trích dịch
Xin mời các anh chị đọc hai câu chuyện dưới đây có nội dung rất sâu sắc do thầy Thái Công Tụng, Canada, sưu tầm và do anh Ngô Hữu Hùng, Khóa 7, Canada, gởi cho chúng ta. Xin cám ơn thầy Thái Công Tụng và anh Ngô Hữu Hùng.
Thân,
Nguyễn Đức Cao
Cậu bé và con chó nhỏ
Một cậu bé xuất hiện trước cửa hàng bán chó và hỏi người chủ cửa hàng: “Giá mỗi con chó là bao nhiêu vậy bác?”
Người chủ cửa hàng trả lời: “Khoảng từ 30 tới 50 đô la một con!”
Cậu bé rụt rè nói: “Cháu có thể xem chúng được không ạ?”
Người chủ cửa hàng mỉm cười rồi huýt sáo ra hiệu. Từ trong chiếc cũi, năm chú chó con bé xíu như năm cuộn len chạy ra, duy có một chú bị tụt lại sau khá xa. Ngay lập tức, cậu bé chú ý tới chú chó chậm chạp, hơi khập khiễng đó. Cậu liền hỏi: “Con chó này bị sao vậy bác?”
Ông chủ giải thích rằng nó bị tật ở khớp hông và nó sẽ bị khập khiễng suốt đời. Nghe thế, cậu bé tỏ ra xúc động: “Đó chính là con chó cháu muốn mua”.
Chủ cửa hàng nói: “Nếu cháu thực sự thích con chó đó, ta sẽ tặng cho cháu. Nhưng ta biết cháu sẽ không muốn mua nó đâu”.
Gương mặt cậu bé thoáng buồn, cậu nhìn thẳng vào mắt ông chủ cửa hàng và nói: “Cháu không muốn bác tặng nó cho cháu đâu. Con chó đó cũng có giá trị như những con chó khác mà. Cháu sẽ trả bác đúng giá. Thực ra, ngay bây giờ cháu chỉ có thể trả bác 2 đô la 37 xu thôi. Sau đó, mỗi tháng cháu sẽ trả dần 50 xu được không ạ?”
“Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó”, người chủ cửa hàng khuyên. “Nó không bao giờ có thể chạy nhảy và chơi đùa như những con chó khác được đâu.”
Ông vừa dứt lời, cậu bé liền cúi xuống vén ống quần lên, để lộ ra cái chân trái tật nguyền, cong vẹo được đỡ bằng một thanh kim loại. Cậu ngước nhìn ông chủ cửa hàng và khẽ bảo: “Chính cháu cũng chẳng chạy nhảy được mà, và chú chó con này sẽ cần một ai đó hiểu và chơi với nó.”
Cậu bé, với chiếc chân trái phải mang khung thép trong suốt bốn tháng qua, về đến nhà, trên tay ôm một chú cún con. Chú cún này bị tật ở xương hông, nên chỉ có thể đi được những bước khập khiễng.
Việc cậu bé chọn mua một chú cún bị tật khiến bố mẹ cậu vừa ngạc nhiên, vừa xót xa vì thương cảm. Nhưng điều khiến họ ngạc nhiên hơn nữa, đó là từ ngày có người bạn mới, cậu bé như trở thành một con người khác, lúc nào cũng tươi vui, tràn đầy hy vọng.
Ngay từ ngày đầu tiên đón chú cún về nhà, cậu bé đã cùng mẹ đến gặp bác sĩ thú y để tìm ra cách chữa trị tốt nhất cho cún con. Bác sĩ khuyên rằng, nếu cậu bé chịu khó xoa bóp, kéo căng chân cún đều đặn mỗi sáng và dắt chú đi dạo ít nhất một dặm mỗi ngày thì các cơ xung quanh chiếc hông bị vẹo của cún con sẽ dần trở nên mạnh khỏe. Cơ may trở lại bình thường của cún con là hoàn toàn có thể và tùy thuộc rất nhiều ở cậu bé.
Mặc dù chú cún cứ rên rỉ khó chịu mỗi lần cậu bé xoa bóp chân cho chú, và dù cậu luôn cảm thấy chân trái đau nhức mỗi khi dẫn cún đi dạo, nhưng trong suốt hai tháng trời, cả hai đã nghiêm túc tập luyện theo chế độ phục hồi dành riêng cho họ. Vào tháng thứ ba, cả hai đã có thể đi được ba dặm mỗi sáng trước khi cậu bé đến trường mà không hề cảm thấy đau chân tí nào.
Vào một sáng thứ bảy, khi cả hai đang trên đường trở về sau buổi tập như thường lệ, thì bất thình lình, một chú mèo nhảy ra khỏi bụi cây bên đường khiến cún con hết sức hoảng hốt. Chú nhảy chồm lên, giật tung dây xích ra khỏi cổ rồi phóng như tên bắn ra giữa dòng xe cộ. Cún con va phải một chiếc ô tô, bị hất tung lên vệ đường. May mắn thay, chú chó vẫn còn thoi thóp thở. Ghì chặt người bạn nhỏ yêu thương vào lòng, cậu bé đi nhanh về nhà, không để ý thấy khung thép bên chân trái của mình đã bong ra tự lúc nào.
Mẹ cậu tất tả đưa chú chó đến viện thú y. Trong khi cậu bé đang lo lắng chờ đợi bên ngoài, mẹ cậu ôm cậu vào lòng, nghẹn ngào nói trong nước mắt:
- Con không để ý thấy điều gì ư? Con đã có thể đi lại bình thường được rồi đấy!
- Sao lại như vậy được hả mẹ? - Cậu bé ngạc nhiên.
- Con trai của mẹ, con bị viêm tủy xương - Người mẹ giải thích. - Căn bệnh này khiến chân con ngày càng yếu, nhưng nó không thực sự là một căn bệnh nan y nếu con quyết tâm vượt qua nỗi đau đớn và tích cực tập luyện hàng ngày. Con biết điều ấy, nhưng con lại không tin vào chính mình. Con luôn chống cự không để bố mẹ giúp con điều trị, cả bố và mẹ cũng thực sự không biết mình nên làm gì nữa. Nhưng chú cún con đã làm thay đổi mọi thứ. Kỳ diệu thay, khi con giúp chú chó, con cũng đang tự giúp chính mình để trở nên mạnh mẽ và trưởng thành hơn.
Ngay lúc đó, cánh cửa phòng mổ hé mở. Bác sĩ thú y bước ra tươi cười thông báo:
- Cháu có thể yên tâm, chú chó của cháu sẽ sớm khỏe lại thôi!
Chuyện này để lại một bài học sâu sắc, đó là khi cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận được; lúc quên mình là lúc chúng ta tạo nên những điều kỳ diệu của cuộc sống.
(Danong.com)
(Danong.com)
Have a Lovely day !
Mời đọc
Thế Giới Tự Do
***
Một hôm có hai vị sư người Thái được mời thọ trai ở nhà một cư sĩ. Trong phòng khách nơi họ được mời vào và ngồi chờ có một bể nuôi nhiều loại cá. Vị sư nhỏ tuổi hơn tỏ ý không bằng lòng vì việc nuôi cá trong bể là không hợp với giáo lý từ bi của Phật giáo. Việc ấy cũng giống như nhốt cá vào tù vậy. Lũ cá đã làm gì đáng phải bị giam giữ trong một nhà tù bằng kính như vậy? Chúng cần được tự do bơi lội trong dòng sông hay ao hồ tùy thích. Tuy nhiên, vị sư thứ hai không đồng ý. Vị ấy lý giải rằng, quả là những con cá ấy không được tự do theo đuổi sở thích riêng của chúng, nhưng sống trong bể thì chúng thoát khỏi nhiều mối nguy cơ. Rồi vị ấy liệt kê ra các loại tự do ấy như thế này:
1. Có bao giờ quí vị thấy người đi câu buông câu trong một bể cá trong nhà? Chưa! Vậy thì tự do đầu tiên mà những con cá kia có được là không bị người đi câu đe dọa. Hãy tưởng tượng hoàn cảnh của cá trong tự nhiên. Khi chúng thấy một con sâu béo mập hay một con ruồi ngon lành chúng không thể biết chắc là đớp mồi có an toàn hay không. Chắc chắn là chúng đã từng trông thấy bà con hay bạn bè của chúng nuốt một con sâu trông ngon lành rồi đột nhiên biến mất khỏi cuộc đời của chúng vĩnh viễn. Đối với một con cá trong tự nhiên, việc ăn chất chứa nhiều nỗi hiểm nguy và thường kết thúc một cách bi thảm. Bữa ăn đem đến tai họa. Ắt hẳn con cá nào cũng bị chứng khó tiêu mãn tính do luôn luôn lo lắng, và con nào bị bệnh thần kinh hoang tưởng chắc là nhịn đói tới chết luôn. Cá trong tự nhiên có thể bị mắc bệnh tâm thần hết. Còn cá trong bể được thoát khỏi mối hiểm nguy này.
2. Cá trong tự nhiên thường lo bị cá lớn nuốt. Thời buổi này ở nhiều sông, lội ngược dòng vào ban đêm ắt hẳn không còn an toàn như trước! Thế nhưng không có người nuôi nào lại thả những con cá lớn vào để ăn những con cá mình nuôi. Vậy thì những con cá trong bể thoát khỏi mối hiểm nguy bị cá lớn ăn thịt.
3. Trong tự nhiên, có những lúc cá có thể không tìm được thức ăn. Còn cá trong bể thì như thử sống gần một nhà hàng vậy. Cứ ngày hai lần, bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng được giao đến tận nơi, còn hơn là đặt mua bánh pizza giao tại nhà vậy và không phải trả tiền. Cho nên những con cá trong bể không bị cái đói đe dọa.
4. Khi bốn mùa thay đổi, sông hồ phải chịu những nhiệt độ khắc nghiệt. Vào mùa đông thì lạnh buốt, có thể bị băng tuyết che phủ. Vào mùa hè có thể rất nóng, thậm chí là nước bị cạn khô. Còn cá trong hồ thì cứ như ở trong phòng có máy điều hòa hai chiều. Nhiệt độ trong bể luôn được giữ không thay đổi và dễ chịu suốt ngày, quanh năm suốt tháng. Như thế, con cá trong bể có được thoát khỏi thời tiết nóng lạnh thất thường.
5. Trong tự nhiên, khi cá bị bệnh, chẳng có ai săn sóc, điều trị. Còn cá trong bể thì được bảo hiểm y tế. Khi có ốm đau, chủ nhà liền mời thầy thuốc đến khám bệnh, mà cũng không cần phải đi bệnh viện nữa. Như thế con cá trong bể được thoát khỏi mối nguy cơ không có bảo hiểm y tế.
Vị sư lớn tóm tắt lại lập luận của mình. Làm thân cá trong bể được hưởng nhiều thuận lợi. Quả thật là chúng không được tự do theo đuổi các sở thích của mình và bơi đi đây đi đó, nhưng chúng thoát khỏi nhiều mối hiểm nguy và nỗi khó chịu.
Vị sư lớn tiếp tục giải thích rằng đời sống của những người sống cuộc đời đạo hạnh cũng như thế. Quả thật là họ không được tự do theo đuổi những dục vọng và thỏa mãn những mong muốn này nọ, nhưng họ thoát khỏi nhiều mối hiểm nguy và nhiều điều khó chịu. Còn bạn muốn thứ tự do nào?
Một hôm, một vị sư ở tu viện của chúng tôi được thỉnh đi dạy thiền ở trong một nhà tù mới gần Perth, nơi mà tình hình an ninh được kiểm soát hết sức chặt chẽ. Một nhóm tù nhân đã trở nên quen biết và kính trọng thầy ấy. Vào cuối một thời pháp thoại, họ bắt đầu hỏi thầy về nếp sống hằng ngày trong một tu viện Phật giáo.
Thầy trả lời: “ Buổi sáng chúng tôi thức dậy lúc 4 giờ. Đôi khi cũng lạnh lắm vì phòng chúng tôi không có máy sưởi. Chúng tôi ăn mỗi ngày một bữa, tất cả thức ăn đều bỏ chung vào một bình bát. Vào buổi chiều và tối chúng tôi không ăn. Dĩ nhiên là cũng không có chuyện sex hoặc rượu chè. Chúng tôi cũng không có vô tuyến truyền hình, truyền thanh, hay âm nhạc. Chúng tôi không bao giờ xem phim, mà cũng không chơi thể thao. Chúng tôi nói ít, làm việc nhiều, và dành thời gian rảnh ngồi tọa thiền, theo dõi hơi thở. Chúng tôi ngủ trên sàn nhà.”
Những người tù tỏ ra hết sức ngạc nhiên về sự kham khổ của nếp sống tu hành. So sánh với tu viện, thì nhà tù hết sức nghiêm nhặt này trở thành một khách sạn năm sao. Quả thật, một người tù đã quá thương cảm hoàn cảnh thanh bần của vị sư đồng môn của tôi đến độ quên khuấy là mình đang ở đâu và anh ta chợt nói, “ Sống trong tu viện cực khổ quá. Hay thầy đến ở đây với chúng tôi đi!”
Mọi người trong phòng ai cũng bật cười. Tôi cũng bật cười khi nghe thầy ấy kể lại câu chuyện. Rồi tôi bắt đầu suy nghĩ:
Quả thật tu viện của tôi kham khổ hơn cả nhà tù khắc nghiệt nhất, tuy nhiên nhiều người tự nguyện đến đây và họ cảm thấy hạnh phúc. Trong khi đó, nhiều người lại muốn thoát khỏi nhà giam kia, và không cảm thấy hạnh phúc ở đó. Tại sao như thế?
Bởi vì các thầy muốn sống ở tu viện, còn phạm nhân thì không muốn ở tù. Sự khác nhau là ở chỗ đó.
Bất cứ nơi nào mà bạn không muốn ở thì dù cho có tiện nghi đến đâu chăng nữa, đối với bạn, nó cũng là một nhà tù. Đây là ý nghĩa thật sự của chữ “tù”. Nếu bạn đang làm một công việc mà mình không thích thì bạn cũng đang ở tù. Nếu bạn đang có một mối quan hệ mà mình không mong muốn thì các bạn cũng đang ở tù. Nếu các bạn đang ở trong một thân thể ốm đau bệnh hoạn mà bạn không muốn thì thân thể ấy cũng là một nhà tù đối với bạn. Nhà tù là bất cứ một hoàn cảnh nào mà bạn không muốn mà lại dính mắc vào.
Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể thoát khỏi các nhà tù của cuộc đời?
Dễ thôi. Hãy thay đổi quan niệm về hoàn cảnh mà bạn đang sống. Thậm chí là ở ngay nhà tù San Quentin, hay ở tu viện của chúng tôi. Nếu bạn thấy muốn sống ở đó thì nơi ấy không còn là một nhà tù đối với bạn nữa. Bằng cách thay đổi quan niệm về công việc, về mối quan hệ, về thân thể ốm đau, bằng cách chấp nhận hoàn cảnh thay vì không ưa muốn, thì nó không còn là một nhà tù nữa. Khi các bạn bằng lòng thì các bạn được tự do.
Tự do là bằng lòng với nơi chốn mình đang ở. Nhà tù là nơi mình không muốn ở. Thế Giới Tự Do là thế giới mà người ta bằng lòng sinh sống. Tự do thật sự là giải thoát khỏi dục vọng chứ không bao giờ là tự do thỏa mãn dục vọng.
Trần Ngọc Bảo trích dịch
- In life, there are things that everyone is facing gains and losses, happiness and suffering. Therefore, in his ups and downs, what we should do is keep your mind calm.
- Trong cuộc sống, có những điều mà ai cũng phải đương đầu đó là được và mất, hạnh phúc và khổ đau.Vậy, trong lúc thăng trầm ấy, điều mà ta nên làm được là giữ tâm bình thản.
*Narada Maha Thera: "The Buddha and his teachings"
*Sư Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh): Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt 1,2,3,4
BẠN THÍCH CÂU NÀO NHẤT?
"Đừng bao giờ trách móc bất kỳ ai trong cuộc sống của bạn cả!
Photo : Truc Le
Người Tốt sẽ cho bạn Hạnh Phúc...
Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm...
Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm...
Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài Học...
Và... người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm."
Và... người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm."
Bài viết liên quan:
Giao thông thứ thiệt của Nhật khiến thế giới phải ngả mũ thán phục - Nguyễn Đức Cao sưu tầm -
Những vườn cây "siêu mắn" cho ra trái trĩu trịt - Đặng Hoàng Minh -
DUYÊN PHẬN VÀ MỆNH SỐ - Huỳnh Văn Công sưu tầm -
Tôi không tin trời có mắt, nhưng sự tử tế luôn có ánh nhìn theo ta suốt cuộc đời. - Huỳnh Văn Công -
Tôm tít (mantis shrimp) - Tôn Thất Phước sưu tầm -
Dân Sài Gòn sắp được đi buýt trên sông - Trần Thị Tuyết sưu tầm -
Buýt trên sông - phương tiện công cộng dân Sài Gòn chờ đợi - Trần Thị Tuyết sưu tầm -
Bệnh tật bị đẩy lùi một cách vô điều kiện là nhờ ‘yêu và được yêu’. - Nguyễn Trung Quân sưu tầm _
Khám phá mới về phòng ngừa và chữa trị ung thư - Phạm Quang Bá sưu tầm -
UNG THƯ MÁU CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC! Nguyễn Trung Quân sưu tầm -
Giao thông thứ thiệt của Nhật khiến thế giới phải ngả mũ thán phục - Nguyễn Đức Cao sưu tầm -
Những vườn cây "siêu mắn" cho ra trái trĩu trịt - Đặng Hoàng Minh -
DUYÊN PHẬN VÀ MỆNH SỐ - Huỳnh Văn Công sưu tầm -
Tôi không tin trời có mắt, nhưng sự tử tế luôn có ánh nhìn theo ta suốt cuộc đời. - Huỳnh Văn Công -
Tôm tít (mantis shrimp) - Tôn Thất Phước sưu tầm -
Dân Sài Gòn sắp được đi buýt trên sông - Trần Thị Tuyết sưu tầm -
Buýt trên sông - phương tiện công cộng dân Sài Gòn chờ đợi - Trần Thị Tuyết sưu tầm -
Bệnh tật bị đẩy lùi một cách vô điều kiện là nhờ ‘yêu và được yêu’. - Nguyễn Trung Quân sưu tầm _
Khám phá mới về phòng ngừa và chữa trị ung thư - Phạm Quang Bá sưu tầm -
UNG THƯ MÁU CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC! Nguyễn Trung Quân sưu tầm -
Comment