Nội dung
Ở VỚI Ai? - Nguyễn Hoàng Long, khóa 3 NLM SG -
Ngày đăng: 29/03/2013
Danh mục: Bài viết, cảm xúc
Các anh chị thân,
Xin
mời các anh chị tham khảo bài dưới đây để biết mình nên ở với ai khi
đến lúc độc thân ở tuổi già. Bài này do anh Nguyễn Hoàng Long, khóa 3,
gởi cho chúng ta. Xin cám ơn anh Nguyễn Hoàng Long.
Thân,
Nguyễn Đức Cao
* Một ý kiến vế việc nên ở với ai khi vể
già.
Ở VỚI Ai?
Hôm qua tôi nói chuyện mình rồi – có nghĩa là tôi không nói chuyện thiên hạ
sự
nữa mà nói chuyện của tôi. Hôm nay tôi có chuyện này – cũng là chuyện của tôi - đem ra bàn mí cụ.
Đó
là cái chuyện, hai vợ chồng già, khi một người ra đi thì người còn lại
nên ở với ai? Với con trai hay ở với con gái hay là ở một mình, hay là
đi tìm một mình mới để cho có người bầu bạn? Những vấn nạn này, chẳng
phải đợi đến khi một anh khoác áo chinh nhân lên đường cứu quốc, lúc đó
mới đặt ra câu hỏi thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân
mây, mà chúng đã được đặt ra từ khi các khỉ con đã có vợ có chồng, có
gia đình riêng, ra ở riêng tất cả, trong nhà chỉ còn lại hai con khỉ già
ngồi nhìn nhau hết ngày này qua ngày khác. Ngày xưa ở Việt Nam, chẳng
làm gì có những chuyện này mà cần phải đặt thành vấn đề. Vì theo tập
tục, cha mẹ già là ở với con trai lớn. Trẻ cậy cha già cậy con là lý trí
đương nhiên. Chẳng có gì cần bàn cãi. Nhưng ngày nay, đây lại là cả một
vấn đề lớn.
Tôi còn nhớ, những năm sau đây, nhóm bạn già chúng tôi đã có lập trường vững chắc, đã viết ra một bản nội qui cho hội, và tất cả đều nhất trí - kiểu Việt Cộng - 100% là khi các con cái ra riêng, thì hai vợ chồng già ở mí nhau là hạnh phúc nhất đời. Đó là một sự tự do tìm lại được sau những ngày tháng miên man lo làm bổn phận mà quên mất hạnh phúc riêng tư. Cứ cho như lúc này là một cuộc hôn nhân mới, một tự do son rỗi mới, một tuần trăng mật triền miên. Cần phải biết tận hưởng bằng cách cùng nhau tổ chức những tuần trăng mật thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ vân vân và vân vân cho tới khi nào sụm bà chè không đi được nữa thì sẽ tính. Khi nào một anh bỏ cuộc chơi, lên đường vinh quang thì anh kia sẽ tùy trường hợp, tùy hoàn cảnh mà lo liệu lấy thân. Nhưng tất cả đều đồng thanh, không nên ở với con, cho dù là con trai hay con gái, cho dù là con mình sinh ra toàn là những gương mẫu nhị thập tứ hiếu không à. Cũng không nên ở chung, mất tự do của mình mà lại ảnh hưởng tới hạnh phúc của con. Đấy là chưa kể, trường hợp mình vô phúc, chẳng may, vụng về, khê nát, đẻ ra toàn là hột vịt ung, hột gà thối, thì đừng bao giờ nghĩ chuyện ở chung cho nó thêm phiền não.
Trong đầu óc chúng tôi - những hội viên của hội lão này - cụ nào cũng có một vài ba cái kinh nghiệm của bà con, của bạn bè về những vụ ở chung với con cái. Chuyện nào cũng chẳng có happy ending gì hết, mà đều là bẽ bàng, dại dột. Bố hay mẹ góa, nghe lời ngon ngọt của con - trai hay gái - bán nhà, đem tiền về gửi con, rồi ở với con với cháu cho chúng nó có thì giờ trả hiếu. Nhưng chỉ chừng vài ba tháng trăng mật, khi chúng rút hết tiền trong két nhỏ cũng như công lớn, chúng bèn nhắc nhở, khách ở trong nhà giống y hệt như cá như tôm, chỉ đến ngày thứ ba là ươn, là thối sình lên rồi. Thế là ông bà già tức tưởi, khăn gói quả mướp ra đi với hai bàn tay trắng theo đúng nghĩa đen cũng như nghĩa trắng. Hỏi đến tiền chúng cứ tảng lờ như không hiểu bố mẹ nói gì. Cụ nào cũng tắc lưỡi nói, vẫn biết đây là chuyện hàng xóm, con mình chả đến nỗi thế, nhưng nó ở nhà mình thì mình là chủ những nó vẫn coi là nhà của nó, nhưng mình ở nhà nó là không được, vì nhà nó là nhà nó, không phải là nhà mình, nó là chủ mà mình là người ở nhờ.
Có cụ thành thật chia sẻ. Ở nhà nó thì khi mình còn sức khỏe, làm vú em, làm chị sen, chị bếp cho chúng được thì vui, nhưng mà trông cháu coi vậy mà không phải vậy, mệt cầm canh. Nhất là khi mỗi đứa một loại tuổi, đứa thì bú sữa, thay tã, đứa thì thoáng một cái là chạy mất tiêu mất hút, chẳng biết đâu mà tìm, đứa đi đá banh, đứa đi học võ. Ông hàng ngày đưa đi, đón về, lái xe còn nhiều hơn cả tài xế taxi. Cụ nào như cụ ấy, ai cũng nghĩ không nên và không thể ở được với con. Thế mà lâu lâu vẫn có cụ bị mắc lỡm, bị vào tròng. Đã bảo là miệng thì khôn, nhưng đôi khi hành động lại không khôn. Cho nên, lâu lâu vẫn có cụ bị con lừa, ngậm một mối căm hờn trong nhà dưỡng lão. Và đề tài câu chuyện của các cụ trong nhà dưỡng lão luôn luôn vẫn là những chuyện nhị thập tứ bất hiếu thời nay.
Nhưng mà, cụ cũng đừng coi những chuyện trên đây là thông lệ hay ngoại lệ, chỉ biết rằng lâu lâu lại có một chuyện như thế. Cụ nào không may thì gặp phải loại con Lý Tường, chứ không phải đứa con nào cũng là Lý Tường cả. Thôi thì cứ cho là, kiếp trước mình nợ nó, bây giờ nó trở vào làm con mình để nó đòi nợ. Chứ thực ra thì, con tôi đâu có thế, mà con cụ cũng đâu có vậy. Tuy nhiên, dù sao thì cũng chẳng nên lợi dụng lòng tử tế của nó. Cứ ở một mình là yên chuyện. Trừ khi nào không thể ở được một mình nữa thì hãy tính. Nếu trời bắt u mê chẳng còn biết ai vào với ai, thì ở đâu mà chả giống nhau, ở nhà nó hay ở nhà mình, mà cho dù có ở trong viện dưỡng lão, thối tha, bẩn thỉu thì cũng có biết gì nữa đâu mà chịu mí lị không chịu!
Tôi luôn luôn lấy làm mãn nguyện, luôn miệng cám ơn Trời, đã thương tôi cho tôi những đứa con - chả được như nhị thập tứ hiếu, nhưng cũng không đến nỗi thuộc loại nhị thập tứ bất hiếu – chúng là những đứa con có tình, biết điều, có giáo dục, nói tóm lại là có hiếu. Nhiều cụ nghe tôi khoe con, có vẻ lấy làm cay cú, hỏi mát tôi rằng, con cụ hiếu thảo thế, nhà cửa chúng lại đầy đủ tiện nghi, sao cụ không dọn về ở với một đứa, có phải vừa ấm cúng lại vừa đỡ tốn tiền thuê nhà không? Câu hỏi rất có lý, nhưng mà tôi cũng đã suy đi tính lại nát ra rồi cụ ạ. Tôi thấy cái lý luận con ở với bố mẹ thì bố mẹ vẫn là chủ, nó là con, còn bố mẹ ở chung với con thì nó là chủ mà mình là người ở nhờ. Đúng không thể chê vào đâu được. Ở với con không được vì con tôi đứa thì có gia đình cả 35 năm nay, thằng út cũng lấy vợ năm nay là 20 năm rồi. Đứa nào cũng có một nếp sống riêng tư của chúng, tôi cũng có những thói quen của tôi. Chẳng ai có thể bỏ nếp sống quen thuộc của mình mà hòa nhập vào một nếp sống khác. Cho nên, nếu tôi muốn thoải mái, cứ sống một mình là khỏe. Được cái Trời thương, tôi thường làm bạn với những người chết, đã quen rồi. Khi mẹ tôi mất, tôi thấy mẹ tôi vẫn còn sống và sinh hoạt trong nhà tôi cả đến 3, 4 năm sau mới không thấy cụ đi ra đi vào nữa. Ngày nay ông Xã Xệ, tôi để tro của ông ở nhà, cho nên tôi cảm thấy như ông vẫn còn đấy. Lạ một cái tôi không mơ thấy ông và cũng không nhìn thấy ông, nhưng tôi vẫn cảm thấy sự hiện diện của ông ở trong nhà, và nghe thấy tiếng ông gọi tôi.
Tôi còn nhớ, những năm sau đây, nhóm bạn già chúng tôi đã có lập trường vững chắc, đã viết ra một bản nội qui cho hội, và tất cả đều nhất trí - kiểu Việt Cộng - 100% là khi các con cái ra riêng, thì hai vợ chồng già ở mí nhau là hạnh phúc nhất đời. Đó là một sự tự do tìm lại được sau những ngày tháng miên man lo làm bổn phận mà quên mất hạnh phúc riêng tư. Cứ cho như lúc này là một cuộc hôn nhân mới, một tự do son rỗi mới, một tuần trăng mật triền miên. Cần phải biết tận hưởng bằng cách cùng nhau tổ chức những tuần trăng mật thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ vân vân và vân vân cho tới khi nào sụm bà chè không đi được nữa thì sẽ tính. Khi nào một anh bỏ cuộc chơi, lên đường vinh quang thì anh kia sẽ tùy trường hợp, tùy hoàn cảnh mà lo liệu lấy thân. Nhưng tất cả đều đồng thanh, không nên ở với con, cho dù là con trai hay con gái, cho dù là con mình sinh ra toàn là những gương mẫu nhị thập tứ hiếu không à. Cũng không nên ở chung, mất tự do của mình mà lại ảnh hưởng tới hạnh phúc của con. Đấy là chưa kể, trường hợp mình vô phúc, chẳng may, vụng về, khê nát, đẻ ra toàn là hột vịt ung, hột gà thối, thì đừng bao giờ nghĩ chuyện ở chung cho nó thêm phiền não.
Trong đầu óc chúng tôi - những hội viên của hội lão này - cụ nào cũng có một vài ba cái kinh nghiệm của bà con, của bạn bè về những vụ ở chung với con cái. Chuyện nào cũng chẳng có happy ending gì hết, mà đều là bẽ bàng, dại dột. Bố hay mẹ góa, nghe lời ngon ngọt của con - trai hay gái - bán nhà, đem tiền về gửi con, rồi ở với con với cháu cho chúng nó có thì giờ trả hiếu. Nhưng chỉ chừng vài ba tháng trăng mật, khi chúng rút hết tiền trong két nhỏ cũng như công lớn, chúng bèn nhắc nhở, khách ở trong nhà giống y hệt như cá như tôm, chỉ đến ngày thứ ba là ươn, là thối sình lên rồi. Thế là ông bà già tức tưởi, khăn gói quả mướp ra đi với hai bàn tay trắng theo đúng nghĩa đen cũng như nghĩa trắng. Hỏi đến tiền chúng cứ tảng lờ như không hiểu bố mẹ nói gì. Cụ nào cũng tắc lưỡi nói, vẫn biết đây là chuyện hàng xóm, con mình chả đến nỗi thế, nhưng nó ở nhà mình thì mình là chủ những nó vẫn coi là nhà của nó, nhưng mình ở nhà nó là không được, vì nhà nó là nhà nó, không phải là nhà mình, nó là chủ mà mình là người ở nhờ.
Có cụ thành thật chia sẻ. Ở nhà nó thì khi mình còn sức khỏe, làm vú em, làm chị sen, chị bếp cho chúng được thì vui, nhưng mà trông cháu coi vậy mà không phải vậy, mệt cầm canh. Nhất là khi mỗi đứa một loại tuổi, đứa thì bú sữa, thay tã, đứa thì thoáng một cái là chạy mất tiêu mất hút, chẳng biết đâu mà tìm, đứa đi đá banh, đứa đi học võ. Ông hàng ngày đưa đi, đón về, lái xe còn nhiều hơn cả tài xế taxi. Cụ nào như cụ ấy, ai cũng nghĩ không nên và không thể ở được với con. Thế mà lâu lâu vẫn có cụ bị mắc lỡm, bị vào tròng. Đã bảo là miệng thì khôn, nhưng đôi khi hành động lại không khôn. Cho nên, lâu lâu vẫn có cụ bị con lừa, ngậm một mối căm hờn trong nhà dưỡng lão. Và đề tài câu chuyện của các cụ trong nhà dưỡng lão luôn luôn vẫn là những chuyện nhị thập tứ bất hiếu thời nay.
Nhưng mà, cụ cũng đừng coi những chuyện trên đây là thông lệ hay ngoại lệ, chỉ biết rằng lâu lâu lại có một chuyện như thế. Cụ nào không may thì gặp phải loại con Lý Tường, chứ không phải đứa con nào cũng là Lý Tường cả. Thôi thì cứ cho là, kiếp trước mình nợ nó, bây giờ nó trở vào làm con mình để nó đòi nợ. Chứ thực ra thì, con tôi đâu có thế, mà con cụ cũng đâu có vậy. Tuy nhiên, dù sao thì cũng chẳng nên lợi dụng lòng tử tế của nó. Cứ ở một mình là yên chuyện. Trừ khi nào không thể ở được một mình nữa thì hãy tính. Nếu trời bắt u mê chẳng còn biết ai vào với ai, thì ở đâu mà chả giống nhau, ở nhà nó hay ở nhà mình, mà cho dù có ở trong viện dưỡng lão, thối tha, bẩn thỉu thì cũng có biết gì nữa đâu mà chịu mí lị không chịu!
Tôi luôn luôn lấy làm mãn nguyện, luôn miệng cám ơn Trời, đã thương tôi cho tôi những đứa con - chả được như nhị thập tứ hiếu, nhưng cũng không đến nỗi thuộc loại nhị thập tứ bất hiếu – chúng là những đứa con có tình, biết điều, có giáo dục, nói tóm lại là có hiếu. Nhiều cụ nghe tôi khoe con, có vẻ lấy làm cay cú, hỏi mát tôi rằng, con cụ hiếu thảo thế, nhà cửa chúng lại đầy đủ tiện nghi, sao cụ không dọn về ở với một đứa, có phải vừa ấm cúng lại vừa đỡ tốn tiền thuê nhà không? Câu hỏi rất có lý, nhưng mà tôi cũng đã suy đi tính lại nát ra rồi cụ ạ. Tôi thấy cái lý luận con ở với bố mẹ thì bố mẹ vẫn là chủ, nó là con, còn bố mẹ ở chung với con thì nó là chủ mà mình là người ở nhờ. Đúng không thể chê vào đâu được. Ở với con không được vì con tôi đứa thì có gia đình cả 35 năm nay, thằng út cũng lấy vợ năm nay là 20 năm rồi. Đứa nào cũng có một nếp sống riêng tư của chúng, tôi cũng có những thói quen của tôi. Chẳng ai có thể bỏ nếp sống quen thuộc của mình mà hòa nhập vào một nếp sống khác. Cho nên, nếu tôi muốn thoải mái, cứ sống một mình là khỏe. Được cái Trời thương, tôi thường làm bạn với những người chết, đã quen rồi. Khi mẹ tôi mất, tôi thấy mẹ tôi vẫn còn sống và sinh hoạt trong nhà tôi cả đến 3, 4 năm sau mới không thấy cụ đi ra đi vào nữa. Ngày nay ông Xã Xệ, tôi để tro của ông ở nhà, cho nên tôi cảm thấy như ông vẫn còn đấy. Lạ một cái tôi không mơ thấy ông và cũng không nhìn thấy ông, nhưng tôi vẫn cảm thấy sự hiện diện của ông ở trong nhà, và nghe thấy tiếng ông gọi tôi.
Cũng
nhờ tôi không sợ ma, cho nên tôi sống với hình ảnh của ông, cùng với
hộp tro của ông cũng không thấy sợ, mà còn cảm thấy ấm cúng. Tôi không
cảm thấy là tôi đang sống một mình, mà vẫn
sống hai
mình như thường.
Cho nên câu hỏi ở mí ai không áp dụng cho tôi!
Cho nên câu hỏi ở mí ai không áp dụng cho tôi!
Ba Ba Phai
Bài viết liên quan:
TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC - Trần Văn Hảo -
NHẪN NHỤC - NHÌN LẠI NHAU - Đặng Hoàng Minh sưu tầm -
ĐÔI DÒNG VỀ "NHỮNG DẤU ẤN LỊCH SỬ” CỦA NHÀ THƠ LÊ NGỌC PHÁI - Nguyễn Thị Tuyết Mai (Cựu Giảng viên ĐHKH Huế) -
Hạ Về - Dương Xuân Triêu -
Tấm lòng - T2 -
ĐỜI NGƯỜI KHÔNG QUAN TRỌNG DÀI HAY NGẮN - Hao Van -
Một người gốc Việt đoạt giải thưởng TJ Park POSCO - Nhựt Đăng -
CUỘC SỐNG Ở NHẬT BẢN - Nguyễn Trung Quân sưu tầm -
BA VÀ TÔI - Nguyễn Thị Diệu Anh - Trần Văn Hảo sưu tầm -
CẢM XÚC VỀ "NGÀY CỦA CHA” 18/7/2017. - Nguyễn Hưu Trí -
TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC - Trần Văn Hảo -
NHẪN NHỤC - NHÌN LẠI NHAU - Đặng Hoàng Minh sưu tầm -
ĐÔI DÒNG VỀ "NHỮNG DẤU ẤN LỊCH SỬ” CỦA NHÀ THƠ LÊ NGỌC PHÁI - Nguyễn Thị Tuyết Mai (Cựu Giảng viên ĐHKH Huế) -
Hạ Về - Dương Xuân Triêu -
Tấm lòng - T2 -
ĐỜI NGƯỜI KHÔNG QUAN TRỌNG DÀI HAY NGẮN - Hao Van -
Một người gốc Việt đoạt giải thưởng TJ Park POSCO - Nhựt Đăng -
CUỘC SỐNG Ở NHẬT BẢN - Nguyễn Trung Quân sưu tầm -
BA VÀ TÔI - Nguyễn Thị Diệu Anh - Trần Văn Hảo sưu tầm -
CẢM XÚC VỀ "NGÀY CỦA CHA” 18/7/2017. - Nguyễn Hưu Trí -
Comment