Ngày đăng: 22/02/2013
Danh mục: Bài viết, cảm xúc
ĐOẢN VĂN
Viết không phải để trở thành nhà văn, mà viết như tiếng kêu bơ vơ của con chim nhạn lạc bầy, không tìm ra tổ, chẳng thấy nơi chốn để về khi hoàng hôn buông xuống.
Hắn đốt bao đêm dài trăn trở, bao trang giấy đã viết và nhận ra tiếng kêu nào có thiết lập được tĩnh tại tâm hồn mà càng nhồi dập trong cuồng phong bão táp. Chữ nghĩa kia chỉ là những lời độc thoại lảm nhảm. Nhưng, Con người luôn nghĩ ngợi còn Thượng Đế thì cười – ngạn ngữ Do Thái. Ngài cười với những trò điên đảo thế gian!
Tài hèn, đức mỏng. Hắn chẳng làm được gì. Giờ chỉ còn lại một kiếp người nhoà nhạt mà chính hắn cũng muốn chối bỏ. Còn lại hư vô!
LTNNHAÂN NGAØY TÖÏU TRÖÔØNG, NHAÉC ÑEÁN MOÄT TRÍ THÖÙC
Khi nhận giải thưởng MDA (Most Distinguished Alumnus) của Trường Đại học Los Banos (Philippines) dành cho cựu sinh viên xuất sắc nhất, Giáo sư – Tiến sĩ Võ Tòng Xuân đã nói: “Những thành tựu của tôi ngày hôm nay luôn luôn có phần công sức to lớn của thầy cô hôm qua, những người không quản khó nhọc dẫn dắt tôi vào con đường khoa học”. Câu nói thể hiện nhân cách cao quý của một trí thức thành đạt. Ông kính trọng và biết ơn những người thầy cũ của mình, dù đó chỉ là những người thầy thời tiểu học. Cái nhân cách ấy còn thể hiện khi ông trân trọng kêu gọi lớp đàn em – học trò của mình cùng góp sức xây dựng đất nước.
Với lòng yêu quê hương, ông tha thiết chào đón những du học sinh Việt Nam ở nước ngoài trở về. Ông đã kêu gọi đôi vợ chồng trẻ Minh – Quỳnh, khi anh chị này vừa xong 4 năm học ở Mỹ: “Các em có lòng, về Đại học An Giang với thầy. Trường mới lập còn nghèo, nhưng thầy trò mình sẽ làm được nhiều điều …”. Nhớ lại thời đất nước mới thống nhất, cuộc sống còn vô vàn khó khăn, thiếu thốn. Khi ấy đi định cư, có một việc làm ở nước ngoài, với Võ Tòng Xuân không phải là khó. Nhưng ông đã chọn con đường ở lại đất nước – một sự chọn lựa không phải nhà trí thức nào cũng dễ dàng chấp nhận.
Ngày nay cuộc sống của người dân Việt Nam đã bớt khó khăn, mức sống được cải thiện nhiều. Nhưng có rất nhiều du học sinh sau khi hoàn thành việc học đã ở lại nước ngoài, lý do là để có lương cao, được hưởng những tiện nghi vật chất đầy đủ …! “Nếu có môi trường tốt hoặc có nơi nào tạo điều kiện tốt nhất để phát triển tài năng và được trả công xứng đáng thì không có lý do gì không quay về làm việc tại quê hương mình …”, một nghiên cứu sinh tại Mỹ đã “đặt điều kiện” như vậy!
… Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng gian khổ sẽ dành phần ai … (bài “Một đời người, một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn). Chính những Võ Tòng Xuân, những Minh – Quỳnh, những bạn trẻ khác nữa là những người giành phần gian khó để tạo ra môi trường tốt, điều kiện tốt cho những người đi sau. Thật đáng trân trọng.
LTN
TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC - Trần Văn Hảo -
NHẪN NHỤC - NHÌN LẠI NHAU - Đặng Hoàng Minh sưu tầm -
ĐÔI DÒNG VỀ "NHỮNG DẤU ẤN LỊCH SỬ” CỦA NHÀ THƠ LÊ NGỌC PHÁI - Nguyễn Thị Tuyết Mai (Cựu Giảng viên ĐHKH Huế) -
Hạ Về - Dương Xuân Triêu -
Tấm lòng - T2 -
ĐỜI NGƯỜI KHÔNG QUAN TRỌNG DÀI HAY NGẮN - Hao Van -
Một người gốc Việt đoạt giải thưởng TJ Park POSCO - Nhựt Đăng -
CUỘC SỐNG Ở NHẬT BẢN - Nguyễn Trung Quân sưu tầm -
BA VÀ TÔI - Nguyễn Thị Diệu Anh - Trần Văn Hảo sưu tầm -
CẢM XÚC VỀ "NGÀY CỦA CHA” 18/7/2017. - Nguyễn Hưu Trí -