Nội dung
T H Ầ Y T Ô I - Bùi Thị Lợi NLS Bảo Lộc -
Ngày đăng: 24/01/2013
Danh mục: Bài viết, cảm xúc
T H Ầ Y T Ô I
Trong buổi họp mặt truyền thống Hôi Cựu Học Sinh Trường
Trung Học Nông Lâm Súc Bảo Lộc ngày 1 tháng 1 năm 2013. Không nhớ ai đó đã trao
cho tôi Tuyển Tập Trường Cũ Tình Xưa của Hội Cựu Học Sinh Trường Trung Học Nông
Lâm Súc Định Tường. Thú thật lúc đó tôi quá bận rộn nên cũng chỉ kịp ngỏ lời
cám ơn. Đến khi về nhà mở ra xem, tôi mới nhận ra những hình ảnh sinh hoạt của
Hội NLS Định Tường với những gương mặt thân quen mà tôi đã hân hạnh hơn một lần
gặp gở.Tôi đọc qua các bài phát biểu của Quý Thầy Cô và các anh chị trong Ban
Cố Vấn cũng như Ban Liên Lạc. Tôi đặc biệt chú ý đến Bài Phát Biểu của Thầy Cựu
Hiệu Trưởng Nguyễn Tấn Phúc. Tôi đọc lại lần nữa bài phát biểu hàm chứa những ý
tưởng cao đẹp của tình Thầy Trò NLS Định Tường. Một truyền thống tốt đẹp trong
chuỗi truyền thống NLS cả nước từ Huế , Bảo Lộc, Cần Thơ, Bình Dương…Bỗng dưng
tôi chợt có ý định sẽ viết một bài để tặng trang web nlsdinhtuong và nlscantho. Và đề tài
tôi muốn viết đó là Thầy Nguyễn Tấn Phúc.
Lần đầu tiên tôi
được gặp Thầy là vào cuối năm 1990, trong tiệc cưới con gái của Thầy Phạm Minh
Xuân (GS NLS Bảo Lộc).Thầy Phúc là Thầy của anh Bùi Châu Dương (GS NLS Bình
Dương) Tôi là khóa đàn em của anh Dương nên cũng bắt chước gọi là Thầy chứ đúng
lý ra Thầy Phúc học khóa 2 trường Quốc Gia NLM Blao là khóa đàn anh của tôi
nhưng Thầy không có dạy tôi nên tôi có thể gọi Thầy là Anh. Sau nầy Thầy có bảo
chúng tôi cứ gọi Thầy là anh cho thân mật nhưng Thưa Thầy chúng em quen rồi.
Tôi quen với Thầy
trong một dịp tình cờ như vậy nhưng Định Mệnh lại gắn bó Tôi và Thầy trong sinh
hoạt Hội Cựu Học Sinh Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao suốt từ thập niên 1990
cho đến nay. Thầy là người giới thiệu cho tôi làm quen và liên kết anh chị các
khóa Trung Cấp NLM Blao với các khóa Trung Học NLS Bảo Lộc. Trong quảng thời
gian dài từ năm 1990 đến năm 2005, mỗi kỳ họp mặt truyền thống ngày 1 tháng 1
tại Saigon. Thầy luôn là người đi đầu trong việc hỗ trợ và hợp tác với Ban Tổ
Chức chúng tôi. Đặc biệt là trong những lần tổ chức về thăm trường cũ: kỷ niệm
40 năm, 45 năm, 50 năm và 55 năm tại Bảo Lộc vào những năm 1995, 2000, 2005 và
năm 2010. Thầy luôn có mặt để cố vấn, động viên và giúp đỡ. Ban Tổ Chức chúng
tôi luôn biết ơn Thầy.
Riêng cá nhân tôi
còn mang nặng ân tình sâu đậm của Thầy. Đó là vào năm 2005, Công Ty APC mà Thầy
giữ chức vụ Giám Đốc nhận được thư mời đi dự Hội Chợ Chăn Nuôi Heo Gà tại bang IOWA ở Mỹ. Tôi không
phải là nhân viên của công ty nhưng được Thầy ưu ái dành cho một thư mời. Có
được thư mời của chính Thống Đốc Bang IOWA
ký nên lần đầu tiên tôi xin Visa đi Mỹ được chấp thuận dễ dàng. Và cả những lần
sau nầy mỗi khi tôi xin đi Mỹ du lịch thăm thân nhân cũng đều được chấp nhận.
Tôi nhớ lần đầu được đi tham dự một hôi chợ có tầm cở quốc tế tôi ngơ ngác như
Hai Lúa đi Saigon, nhờ sự hướng dẫn của Thầy và sự giúp đỡ của bạn bè Thầy bên
đó mà tôi có được những trải nghiệm thật tuyệt vời không bao giờ quên. Một lần
nữa em xin cám ơn Thầy.
Từ năm 2005, sinh
hoạt NLM Blao được tách riêng. Mỗi kỳ NLS Bảo Lộc họp truyền thống ngày 1 tháng
1 đều mời Thầy với danh nghĩa khách mời danh dự. Mỗi khi khóa 2 NLM họp mặt Tất
Niên hay tổ chức tiệc đón mừng anh chị trong khóa 2 ở xa về Tôi cũng đều được
Thầy gọi đến. Thầy đã đặt cho tôi cái tên hết sức dễ thương là :” Cô Bạn Nhỏ
của khóa 2”. Tôi hảnh diện và hạnh phúc với cái tên gọi ấy. Có thể nói tuy Thầy
không phải là Thầy dạy học tôi nhưng với tôi Thầy còn hơn cả một người Thầy.
Năm 2010, tôi nhận
lời mời của anh Nguyễn Tông Lộc ( GS NLS Bến Tre) tham dự buổi họp mặt của Hội
Cựu Học Sinh NLS Định Tường và Bến Tre tổ chức ở Mỹ Tho.
Hôm ấy tôi đi xe đò từ TP Hồ Chí Minh đến đoạn đường Bến Lức
chợt thấy chiếc xe hơi màu xanh quen thuộc của Thầy, đúng lúc chiếc xe đò vượt
qua tôi nhìn rõ Thầy và Cô ngồi trong xe, mừng quá tôi gọi xe đò ngừng lại đón
xe của Thầy đi nhờ xuống nhà anh Tông Lộc cùng tham dự buổi họp mặt. Đó là lần
đầu tiên tôi gặp lại anh Tông Lộc sau hơn 40 năm từ ngày anh ra trường là bặt
tin. Đó cũng là lần đầu tiên tôi nghe giới thiệu Thầy là Hiệu Trưởng trường TH
NLS Định Tường. Mặc dù trước đó tôi cũng nhiều lần được nghe Thầy kể sơ qua về
quá trình học tập, dạy học và làm việc của Thầy nhưng thật tình tôi không nhớ
lắm. Hôm nay tôi muốn tìm hiểu rỏ hơn để kể cho các bạn nghe như một món quà
làm quen.
Thầy Nguyễn
Tấn Phúc
sinh năm 1938, quê ở Bến Lức Long An, lớn lên trong một gia đình truyền
thống Nông Nghiệp, Ba của Thầy sở hữu khoảng 20 hecta ruộng đất nên cuộc
sống trung lưu sung túc. Đến khi chiến cuộc lan tràn, Ba của Thầy rời
quê một mình lên Saigon mở trại cưa làm nghề khai thác gỗ. Công việc
kinh doanh của ông thường gặp ít nhiều khó khăn với các cán bộ Kiểm Lâm
nên ông có tâm nguyện sẽ cho con mình theo học ngành Thủy Lâm và Thầy là
người ông đặt niềm hy vọng ấy.
Thời thơ ấu theo học bậc Tiểu Học ở Bến Lức, vì nhà đông anh em, Ba đi làm ăn xa nên Thầy ngoài giờ học phải phụ giúp Mẹ các công việc đồng áng nặng nhọc vất vả như chăn trâu, tát ruộng, trồng tỉa...Đó cũng là cái duyên nghiệp của Thầy với ngành học và công tác sau nầy.
Thời thơ ấu theo học bậc Tiểu Học ở Bến Lức, vì nhà đông anh em, Ba đi làm ăn xa nên Thầy ngoài giờ học phải phụ giúp Mẹ các công việc đồng áng nặng nhọc vất vả như chăn trâu, tát ruộng, trồng tỉa...Đó cũng là cái duyên nghiệp của Thầy với ngành học và công tác sau nầy.
Năm 1950 Thầy
theo
Ba lên Saigon thi vào Trường Trung Học Petrus
Ký với chương trình học bằng tiếng Pháp. Thầy thi đỗ cùng khóa với Thầy
Châu
Kim Lang ( Giám Học Trường NLS Bảo Lộc) Đúng vào thời điểm chiến tranh
ác liệt,
Ba của Thầy không còn vào rừng khai thác gỗ được nữa, công việc làm ăn
khó
khăn, Mẹ của Thầy phải bán dần ruộng đất để có tiền cho các con ăn học.
Nguyện
vọng của Thầy là muốn theo học ngành Y Khoa để làm Bác Sĩ chữa bệnh cho
người.
Nhưng định mệnh đã dành cho Thầy một ngành học khác.Tình cờ Thầy đọc
được thông báo tuyển sinh của Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao. Một
ngôi trường danh giá nổi tiếng nhất nhì Đông Dương thời ấy. Ngôi trường
tọa lạc trên vùng đồi núi cao nguyên quanh năm sương mù bao phủ. Thầy
nộp đơn thi và trúng tuyển vào khóa 2 nhập học năm 1956. Lẽ ra Thầy đã chọn học ngành Thủy Lâm
theo đúng ước vọng của Ba Thầy nhưng Ba của
Thầy có người bạn thân là Bác Sĩ Thú Y Trương Tấn Ngọc đang giảng dạy tại
trường QG NLM. Bác Sĩ Trương Tấn Ngọc là người có công tìm ra một loại Ký Sinh
Trùng trên con Vịt được sách Thú Y Thế Giới ghi nhận và đặt tên cho con Ký Sinh
Trùng ấy là Ký Sinh Trùng Trương Tấn Ngọc. Khi lên trường Thầy đến chào BS Ngọc
thì được BS Ngọc khuyên nên học ngành Thú Y và cơ duyên đưa đẩy làm sao mà Thầy đã nghe theo.
Thời gian học ở Bảo
Lộc 3 năm, Thầy rất chăm chỉ học hành, bạn bè đều yêu quí Thầy vì bản tính Thầy
hiền lành, có phần hơi nhút nhát. Tốt nghiệp hạng 4 Thầy không dành được 2 xuất
học bổng đi Mỹ du học nên đành chọn nghề dạy học.
Năm 1962 Thầy
nhận nhiệm
sở đầu tiên là Trường Canh Nông Thực Hành Cần Thơ ( Thầy Phan Lương Báu
làm
Hiệu Trưởng) Thầy phụ trách giảng dạy các lớp Huấn Sự cùng với Thầy Phan
Kỳ
Lân, Thầy Lê Quang Hồng và Thầy Trần Ngọc Xuân. Bốn Thầy lúc ấy được
mệnh danh là Tứ Trụ có công đào tạo 6 khóa Huấn Sự ở Cần Thơ cùng lúc
với trường Quốc Gia NLM Blao đào tạo 8 khóa Trung Cấp để cung ứng nhu
cầu chuyên viên phục vụ ngành Nông Nghiệp quốc gia.Năm 1963 Khóa 6 Huấn
Sự tốt
nghiệp thì nhiệm vụ cũng đã hoàn thành nên Bộ Canh Nông ra quyết định
chuyển đổi Trường Canh Nông Thực Hành Cần Thơ thành trường Trung Học
Nông Lâm Súc Cần Thơ. Thầy Lê Quang Hồng giữ chức Xử Lý Thường Vụ Hiệu
Trưởng
và Thầy Nguyễn Tấn Phúc làm Giám Học. Đến năm 1967 Thầy được chuyển về
Nha Học
Vụ NLS làm Chủ Sự Phòng Học Vụ Khảo Thí. Cùng năm nầy Thầy được đi Mỹ tu
nghiệp
3 tháng để thực tập trong tổ chức Đoàn Nông Gia Tương Lai. (F.F.A) Đến
năm 1969
Thầy được chuyển về làm Hiệu Trưởng đầu tiên của Trường Trung Học Nông
Lâm Súc
Định Tường. Trong giai đoạn trường mới được thành lập, Thầy cùng với Ban
Giám
Hiệu lên kế hoạch xin cấp đất xây dựng và phát triển trường cũng như
phát động
phong trào sinh hoạt Đoàn Nông Gia Tương Lai.
Đến năm 1971
Thầy bàn
giao trách nhiệm Hiệu Trưởng lại cho Thầy Nguyễn Thanh Vân trở về Nha
Học Vụ và ghi danh vào Trường Đại Học Nông Nghiệp Saigon vì hội đủ điều
kiện công tác trong ngành Nông Nghiệp trên 3 năm, có điểm tốt nghiệp
Trung Cấp Hạng Bình và được Hội Đồng Khoa xét duyệt tuyển thẳng. Năm
1975 Thầy tốt nghiệp Bằng Kỹ Sư Súc Khoa chuyên khoa Kinh Tế Nông
Nghiệp.Đất nước hòa bình, Nha Học Vụ NLS giải tán.
Tình cờ Thầy
gặp người đồng hương là lãnh đạo Ty Nông Nghiệp Long An mời
về hợp tác. Trong 2 năm lặn lội khắp các địa phương phục vụ cho ngành
Nông Nghiệp Tỉnh nhà Thầy có cơ hội được hiểu biết rõ hơn về quê hương
mình.Năm ấy tình hình kinh tế cả nước khó khăn Thầy cùng gia đình chuyển
về sinh sống ở Saigon.
Năm 1978 Thầy được Trung Tâm Thú Y Vùng Thành Phố Hồ Chí Minh tuyển dụng để thành lập Đội Kiểm Soát Giết Mổ Xuất Khẩu đầu tiên ở Miền Nam.Và Thầy giữ chức Đội Trưởng , Thầy Phạm Minh Xuân làm Đội Phó.Thầy cũng có công đào tạo chuyên môn cho nhiều lớp Cán Bộ Kiểm Dịch các tỉnh phía Nam.Thời gian làm việc ở đây Thầy có cơ hội cộng tác với nhiều bạn bè đồng nghiệp cũng là đồng môn có khi là học trò. Thầy đã cống hiến khoảng thời gian dài công tác cho ngành Kiểm Dịch Động Vật.
Năm 1978 Thầy được Trung Tâm Thú Y Vùng Thành Phố Hồ Chí Minh tuyển dụng để thành lập Đội Kiểm Soát Giết Mổ Xuất Khẩu đầu tiên ở Miền Nam.Và Thầy giữ chức Đội Trưởng , Thầy Phạm Minh Xuân làm Đội Phó.Thầy cũng có công đào tạo chuyên môn cho nhiều lớp Cán Bộ Kiểm Dịch các tỉnh phía Nam.Thời gian làm việc ở đây Thầy có cơ hội cộng tác với nhiều bạn bè đồng nghiệp cũng là đồng môn có khi là học trò. Thầy đã cống hiến khoảng thời gian dài công tác cho ngành Kiểm Dịch Động Vật.
Đến năm 1998 thì Thầy
nghỉ hưu. Có nhiều công ty, tập đoàn mời Thầy cộng tác nhưng Thầy từ chối và
một lần nữa định mệnh lại an bày cho Thầy một công việc mới.
Cơ duyên đưa
đẩy cho Thầy
và người thân thành lập công ty APC ( Chuyên nhập khẩu nguyên liệu thức
ăn gia súc và phân phối cho các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc trong
nước) và Thầy giữ chức vụ Giám Đốc. Dù bây giờ đã
là một doanh nhân thành đạt, nhưng Thầy vẫn giữ phong cách sống giản dị
như bản
chất xưa nay của Thầy. Với tấm lòng luôn nhớ nghĩ về Trường Xưa Bạn cũ
và những
Thế hệ học sinh thân yêu. Thầy luôn gắn bó với các sinh hoạt của các hội
cựu
học sinh mà đặc biệt là Hội Cựu Học Sinh Trường Trung Học Nông lâm Súc
Định Tường, ngôi trường mà Thầy đã góp công xây dựng và phát triển.Và
Trường Nông Lâm Súc Cần Thơ nhiệm sở đầu tiên của Thầy.
Cùng với Quí Thầy Cô
và tập thể cựu học sinh TH NLS Định Tường và TH NLS Cần Thơ, tôi học sinh TH NLS Bảo Lộc, một người bạn nhỏ cũng là một
học trò của Thầy luôn dành cho Thầy một lòng trân trọng kính yêu.
Xin chúc Thầy luôn
được nhiều sức khỏe. Và mong rằng mỗi năm vào ngày đầu tháng 6 những bông hoa
tươi thắm chúc thọ Thầy vẫn được Thầy đón nhận trong niềm hạnh phúc an lành.
Viết xong vào một
ngày đầu năm 2013
Bùi
Thị Lợi
Bài viết liên quan:
TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC - Trần Văn Hảo -
NHẪN NHỤC - NHÌN LẠI NHAU - Đặng Hoàng Minh sưu tầm -
ĐÔI DÒNG VỀ "NHỮNG DẤU ẤN LỊCH SỬ” CỦA NHÀ THƠ LÊ NGỌC PHÁI - Nguyễn Thị Tuyết Mai (Cựu Giảng viên ĐHKH Huế) -
Hạ Về - Dương Xuân Triêu -
Tấm lòng - T2 -
ĐỜI NGƯỜI KHÔNG QUAN TRỌNG DÀI HAY NGẮN - Hao Van -
Một người gốc Việt đoạt giải thưởng TJ Park POSCO - Nhựt Đăng -
CUỘC SỐNG Ở NHẬT BẢN - Nguyễn Trung Quân sưu tầm -
BA VÀ TÔI - Nguyễn Thị Diệu Anh - Trần Văn Hảo sưu tầm -
CẢM XÚC VỀ "NGÀY CỦA CHA” 18/7/2017. - Nguyễn Hưu Trí -
TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC - Trần Văn Hảo -
NHẪN NHỤC - NHÌN LẠI NHAU - Đặng Hoàng Minh sưu tầm -
ĐÔI DÒNG VỀ "NHỮNG DẤU ẤN LỊCH SỬ” CỦA NHÀ THƠ LÊ NGỌC PHÁI - Nguyễn Thị Tuyết Mai (Cựu Giảng viên ĐHKH Huế) -
Hạ Về - Dương Xuân Triêu -
Tấm lòng - T2 -
ĐỜI NGƯỜI KHÔNG QUAN TRỌNG DÀI HAY NGẮN - Hao Van -
Một người gốc Việt đoạt giải thưởng TJ Park POSCO - Nhựt Đăng -
CUỘC SỐNG Ở NHẬT BẢN - Nguyễn Trung Quân sưu tầm -
BA VÀ TÔI - Nguyễn Thị Diệu Anh - Trần Văn Hảo sưu tầm -
CẢM XÚC VỀ "NGÀY CỦA CHA” 18/7/2017. - Nguyễn Hưu Trí -
Comment