Nội dung
Để khỏe hơn vua Càn Long - Phan Hồng Vân
Ngày đăng: 07/12/2012
Danh mục: Bài viết, cảm xúc
Để khỏe hơn vua Càn Long
Thêm vào như tôi:
Đêm bảy ngày ba vào ra không kể:
Đêm ngủ bảy giờ,
Ngày ăn ba bữa đơn sơ rau cá,
Vào làm trái táo hay cam
Ra lặt vài trái nho hoặc trái gì có sẵn, nếu có vú...sữa càng hay, bóc một trái chuối.
Nhớ sáng thức dậy nốc một lít nước để lọc bao tử hầu tống chất bã ra ngoài (một trong tứ khoái)
Cơm
tối hớp một ly rượu vang đỏ mua loại rẻ tiền: một hộp 5 lít có vòi rót
thì không khí không vào - uống cả tháng không mất hơi! Chỉ có trên dưới
chục lít tùy theo địa phương.
Chuyển tiếp:
Vào năm 1793, Maccater, đặc phái viên của nữ hoàng
Anh đã vượt đại châu đến Trung Hoa yết kiến vua Càn Long. Viên sứ thần
này vô cùng kinh ngạc và sửng sốt khi gặp nhà vua
Ông đã ghi vào
nhật ký công tác những dòng như sau: “Hoàng đế Càn Long oai phong lẫm
liệt, tinh thần sung mãn, khiêm nhường, hiếu khách. Tính tình bình dị,
gần gũi với mọi người. Có ai ngờ một vị hoàng đế đã vào tuổi 83 mà lại
vô cùng minh mẫn, tráng kiện. Thoạt trông chúng ta chỉ đoán ngài ở tuổi
60”. Về sau vua Càn Long sống đến 89 tuổi. Được như thế là nhờ ông luôn
biết kết hợp có khoa học giữa chế độ làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi và rèn
luyện võ nghệ. Hàng ngày vào buổi sáng, ông dậy rất sớm. Trước khi ăn
sáng, bao giờ ông cũng tập khí công dưỡng sinh bất kể trời nắng hay mưa,
nóng hay lạnh. Phương châm “thập thường” và “tứ vật” được nhà vua luôn
coi trọng.
“Tứ vật” là bốn điều kiêng kỵ:
1.thực vật ngôn (khi ăn không nói chuyện),
2.ngoạ vật ngữ (khi nằm không chuyện trò),
3.ẩm vật tuý (uống rượu vừa sức, không được say) và
4.sắc vật mê (không mê đắm đàn bà và tình dục thái quá).
Còn “thập thường”
là mười bộ phận cơ thể phải được vận động và tập luyện thường xuyên
(mắt, tai, mũi, mặt, răng, nước bọt, chân tay, bụng và ruột gan…). Mười
điều này rất đơn giản:
Răng thường đánh:
hai hàm răng đánh vào nhau thành tiếng. Cách này giúp răng bền chắc,
tránh các bệnh nha khoa, răng khó rụng, góp phần làm tăng lưu thông máu
lên não.
Bọt thường nuốt: nước bọt giúp điều hoà dịch vị, tăng khả năng hấp thụ thức ăn, tránh viêm loét dạ dày và các bệnh đường tiêu hoá.
Tai thường rung:
hai bàn tay áp vào hai tai, vỗ nhẹ liên hồi; hoặc hai ngón tay đút vào
hai lỗ tai rồi rút mạnh ra, cứ thế liên tiếp nhiều lần. Động tác này
giúp tránh trạng thái chùng màng nhĩ khi có tuổi, tai vẫn thính khi già.
Mũi thường vuốt: hai bàn tay xát nóng, vuốt hai bên mũi nhiều lần, có thể phòng cảm mạo, viêm mũi.
Mắt thường đảo: ngưng mắt nhìn
xa, đảo nhãn cầu nhiều lần, tiếp đến lại ngưng mắt chăm chú, rồi lại đảo
nhãn cầu. Động tác này giúp tăng thị lực, phòng các chứng hoa mắt.
Mặt thường xát:
hai bàn tay xoa vào nhau cho nóng rồi xoa mặt nhiều lần, giúp tăng lưu
thông huyết dịch ở mặt, tránh hoặc giảm nếp nhăn, phòng các bệnh da mặt.
Chi thường duỗi:
tứ chi co vào duỗi ra nhiều lần, khí huyết toàn thân lưu thông, phòng
được các chứng thiểu năng tuần hoàn não cũng như các chứng về mạch.
Chân thường vuốt:
thường xoa vuốt chân từ bàn chân tới đùi, có thể làm giảm tình trạng
đọng máu, phòng được nhiễm lạnh cơ thể từ chân, nên tránh được các bệnh ở
chân cũng như chứng mất ngủ…
Bụng thường xoa:
dùng bàn tay xoa trên vùng bụng, giúp dạ dày, ruột được vận động nhẹ,
tăng khả năng tiêu hoá, ăn ngon miệng, phòng được các chứng chướng bụng,
bí trung tiện…
Hậu môn thường động:
mỗi ngày dành vài lần tập trung tinh thần làm co duỗi hậu môn, có thể
phòng được viêm tuyến tiền liệt cũng như các bệnh đi lỏng mãn tính.
Bài viết liên quan:
TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC - Trần Văn Hảo -
NHẪN NHỤC - NHÌN LẠI NHAU - Đặng Hoàng Minh sưu tầm -
ĐÔI DÒNG VỀ "NHỮNG DẤU ẤN LỊCH SỬ” CỦA NHÀ THƠ LÊ NGỌC PHÁI - Nguyễn Thị Tuyết Mai (Cựu Giảng viên ĐHKH Huế) -
Hạ Về - Dương Xuân Triêu -
Tấm lòng - T2 -
ĐỜI NGƯỜI KHÔNG QUAN TRỌNG DÀI HAY NGẮN - Hao Van -
Một người gốc Việt đoạt giải thưởng TJ Park POSCO - Nhựt Đăng -
CUỘC SỐNG Ở NHẬT BẢN - Nguyễn Trung Quân sưu tầm -
BA VÀ TÔI - Nguyễn Thị Diệu Anh - Trần Văn Hảo sưu tầm -
CẢM XÚC VỀ "NGÀY CỦA CHA” 18/7/2017. - Nguyễn Hưu Trí -
TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC - Trần Văn Hảo -
NHẪN NHỤC - NHÌN LẠI NHAU - Đặng Hoàng Minh sưu tầm -
ĐÔI DÒNG VỀ "NHỮNG DẤU ẤN LỊCH SỬ” CỦA NHÀ THƠ LÊ NGỌC PHÁI - Nguyễn Thị Tuyết Mai (Cựu Giảng viên ĐHKH Huế) -
Hạ Về - Dương Xuân Triêu -
Tấm lòng - T2 -
ĐỜI NGƯỜI KHÔNG QUAN TRỌNG DÀI HAY NGẮN - Hao Van -
Một người gốc Việt đoạt giải thưởng TJ Park POSCO - Nhựt Đăng -
CUỘC SỐNG Ở NHẬT BẢN - Nguyễn Trung Quân sưu tầm -
BA VÀ TÔI - Nguyễn Thị Diệu Anh - Trần Văn Hảo sưu tầm -
CẢM XÚC VỀ "NGÀY CỦA CHA” 18/7/2017. - Nguyễn Hưu Trí -
Comment