Nội dung
MỘT CHUYẾN MIỀN TÂY - bài 2 - BÙI THO -

Ngày đăng: 19/11/2012

Danh mục: Bài viết, cảm xúc

MỘT CHUYẾN MIỀN TÂY

bài 2

-------------------------------------------------------------------------------------- BÙI THO

 

Trở lại  cuộc họp mặt của lớp, trưa đó, tôi và Lộc dời về khách sạn  Kim Khánh trong khu dân cư 91B là nơi Thành đã đặt chỗ nghỉ cho đoàn. Hơn 13 giờ thì nhóm Sài gòn đến, sau khi sắp xếp chỗ ở chúng tôi tranh thủ thăm nhà của Nguyễn ngọc Điệp được gặp ông xã của Điệp vố là giáo sư từng dạy NLS Bảo Lộc, Cần Thơ,,,căn nhà khá đẹp với sân vườn nhiều cây lạ và hoa ,đặc biệt nhất là được gia chủ chiêu đãi trái cây miệt vườn miền Tây. Rời nhà Điệp chúng tôi ghé thăm nhà Thành gần đó ,Cần thơ chỉ có 2 thành viên của lớp tôi trú ngụ.

Buổi họp mặt chính thức tổ chức tại nhà hàng Hoa Sứ với  với 22 thành viên cùng với 1 chàng rể và 5 cô dâu của lớp, tiếp đó là tiệc liên hoan  do chủ xị  Xuân Thành giới thiệu đặc sản của đất phương nam,cá nướng,ốc nhồi,cua đồng....

Sáng ngày 9 một chương trình mà ai cũng vừa lòng là du ngoạn trên sông bằng tàu đò dược thấy cảnh sông nước, cảnh sinh hoạt trên sông, được tham quan chợ nổi Cái Răng , thăm Cồn ấu với vườn mận xanh um và nghe đờn ca tài tử. Đặt biệt nhất là chui qua gầm cầu Cần Thơ.

Sau buổi cơm trưa , chia tay với anh Châu bá Lộc , chị Nguyễn Ngọc Điệp và Trần Xuân Thành   vợ chồng tôi theo xe đoàn Sài gòn để ghé Vĩnh Long để từ đó  đi Trà Vinh, đây là chương trình không nằm trong dự định. Bởi lẽ dự tính của chúng tôi sau họp mặt  sẽ ghé lại Bến tre  thăm Tám Muội vì nghĩ rằng vợ chồng Nguyễn Hữu Minh đã về  Sài gòn ở với các con rồi, khi đến Cần thơ nhà tôi lại gọi điện thoại cho chị Ni Na hỏi thăm sức khỏe và tỏ vẽ tiếc nuối là cơ hội đến Cần Thơ mà không ghé Trà Vinh như mong ước , Thật bất ngờ là ông bà Nguyễn Hữu Minh hiện chưa lên Sài Gòn.Và như thế Trà vinh được xếp vào lộ trình.

Hơn một tiếng đồng hồ   xuống xe tại ngã ba tượng đài ,tôi gọi điện yêu cầu anh Minh cho địa chỉ để đi xe ôm vào, anh ta nhất quyết không cho và bảo chờ  anh sẽ ra đón. Riêng tôi đã đến đây 2 lần một lần dự đám cưới của đứa con đầu của anh năm 2.000 ,lần thứ hai năm 2010 đi với Từ văn trường và Thân Trọng Lộc, Nguyễn Hữu Minh đã bán căn nhà cũ trên đường Lê Lợi nay đang ở nhà mới, nên buộc lòng chúng tôi phải đợi chủ nhân ra đón...Cuối cùng chúng tôi cũng đến nơi, một căn nhà xinh xinh cuối một con hẻm  trên đường Nguyễn thị Minh Khai.nơi đó chị Ni Na  đang chờ .

 Nhắc lại rằng anh Ngyễn Hữu Minh xuất thân từ Trung học NLS Cần Thơ ,học chung khóa 1 Cao Đẳng Sư Phạm với tôi ,Sau khi tốt nghiệp anh về dạy NLS Bảo Lộc trong lúc đó tôi lại về Tây ninh.Năm 1970 tôi được hoán chuyển về Bảo lộc nhờ hoán chuyển với Lê văn Thành.vốn là dân Tây Ninh,Ngoài công việc giảng dạy anh Minh vốn là một cây văn nghệ,anh cầm đầu nhóm Du Ca và phụ trách văn nghệ của trường,tôi vốn là một huynh trưởng Gia đình Phật Tử có tên trong  ban  phụ trách Học Sinh Phật Tử Vạn Hạnh với sở trường về hoạt động thanh niên,chúng tôi đã sớm kết hợp nhau trong lãnh vực trại và văn nghệ,cùng lúc hai bà vợ chúng tôi lại là giáo viên tiểu học nên cũng thân quen.Sự giao hảo cũng ở mức độ đồng nghiệp mà thôi...

Cho đến ngày 1 tháng tư năm 1975,cuộc tháo chạy hoảng loạn của anh em chúng tôi bỏ trường bỏ Bảo lộc  từ ngày  27,28 tháng 3 hướng về Phan rang..để rồi tôi và Minh gặp nhau lại trên chiếc cầu gần thành phố  Phan rang  đi Phan Thiết vào khoảng 8 giờ ngày 1-4-1975.cái khoảnh khắc ấy là dấu ấn tình thân của 2 gia đình chúng tôi từ đó đến nay.có nghiã. là 37 năm rồi. Kể lại rằng vào ngày 27 tháng 3 tình hình tại Bảo lộc đã rối ren, quốc lộ 20 về Sài gòn bị chặn,cho nên tất cả đều dồn về Phan rang theo Quốc lộ 1 để về Sài gòn. Minh cùng nhóm anh em  gồm Trường, Kính ,Luân,,đã rời Bảo lộc bằng xe Honda, riêng tôi đến sáng 28-3 mới lên đường, đến Phang Rang trong ngày nhưng chỉ mấy hôm sau thì thành phố Phan rang cũng bỏ chạy, lúc ấy gia đình  tôi cùng mẹ và các em đang tá túc gần khu vực nhà máy đường Bửu Sơn, mẹ tôi lo sợ  vợ chồng tôi là công chức nên bảo chạy đi cũng như trước đó bà đã bảo Trung  em tôi, vốn là một Hạ Sĩ Quan đã ra đi.Vợ chồng tôi cùng hai cháu Trân và Triều trên chiếc Honda Dame lên đường , khi chúng tôi chạy ra gần Cà ná thì gặp chiếc xe của gia đình anh Nguyễn Hữu Dư, tôi gửi nhà tôi cùng cháu Triều lên xe rồi chở cháu Trân quay đầu trở lại Tour Chàm may ra đón thêm được đứa em nào cùng đi. Nhưng khi vào đến nội thành thì súng bắn rát quá không thể nào vào được,tôi đành phải quay ra khi đến chiếc cầu thì tôi gặp Nguyễn Hữu Minh cùng vợ là chị Ni Na, trong lúc khốn đốn gặp được người quen thân  không phải nói thì các bạn cũng biết rồi chúng tôi mừng quá đổi,theo dòng chạy đó hai chúng tôi về Phan rí cửa.

Đến nơi ,tôi vội đi tìm  vợ con tôi,không lâu chúng tôi gặp nhau ,trong đám người ồ ào nói chuyện thuê tàu vượt biển đó thì tôi nghe một giọng rất to rao gọi :" Ai cho vợ chồng tôi về tới  Vũng tàu thì chúng tôi sẽ trả bằng hai chiếc nhẫn cưới và chiếc Honda 67 này " tôi nhận ra ngay người rao gọi đó chính là Minh,tôi vội đến bên anh nói nhỏ  : "thôi đi,anh em mình có nhau, giá  tàu một người 1.500 đồng thì chắc tôi có đủ cho vợ chồng ông và tôi " Dù rằng rất nhiều cụ già nơi ấy thấy hoàn cảnh hoảng loạn của chúng tôi can ngăn không nên đi biển trước Thanh minh vì đang biển động,nhưng biết sao hơn chúng tôi chỉ biết chạy càng nhanh càng tốt về Sài gòn. Và may mắn chúng tôi gặp gia đình của Trần Phin cùng nhau thuê nguyên một chiếc tàu để lên đường, gồm những người thân quen, Được biết khi Minh rời Bảo lộc ra ở Cam Ranh ,tại đây thuê tàu về Sài Gòn thì bị cướp tài sản không còn gì ngoài chiếc xe đang hết xăng,khi tìm được chút xăng thì vội chạy đi và gặp tôi .Nhớ lúc đó chung tôi ra khơi khoảng 3 giờ chiều,biển động cho nên chỉ có hai chúng tôi thức cùng với người lái tàu,trời tối om,sóng ầm ì...chúng tôi nhủ nhau đợi xem trăng lên trên biển như thế nào...cho đến khi trăng lên thì chúng tôi mới thấy sợ vì  con tàu quá nhỏ nhoi giữa sóng nước mênh mông, bấy giờ mới thấy được là tính mạng chúng tôi vô cùng mong manh,vừa sợ vừa mệt hai anh em chúng tôi vùi tìm giấc ngủ...tôi thức dậy trước tiên , khoảng 6 giờ ,vội hỏi người  lái tàu đã đến đâu? anh ta  bảo  gần đến Long Hải. Mừng quá,   tôi  lệnh cho tàu quay vào bờ dù Minh và anh em trên tàu không đồng ý,nhưng tôi vẫn nhất quyết kèm theo ý  ủng hộ của người lái tàu " thú thật với các anh chị đây là lần đầu tiên em đi đường dài này,nghe nói  qua mủi Nghinh Phong sóng bữa nguy hiểm lắm...""  không lâu sau đó anh em mới thấy quyết định  của tôi là may mắn,bởi lẽ không còn dằn dọc , lo âu vì sóng biển nữa và nhất là chúng tôi đi về Sài gòn được trong lúc những ai di tản về Vũng tàu đều bị chận không cho về Sài Gòn.

Tại Long Hải Vợ chồng tôi và anh chị Minh chia tay nhau trong nghẹn ngào,bởi khi  đến Phan rang thì nghe tin Lâm Đồng đã mất có nghĩa là  không còn trở lại trường,Minh thì về quê anh  còn tôi sẽ về Tây Ninh quê vợ hay tá túc phương nào...trong tôi bấy giờ ngổn ngang trăm mối mẹ và các em nhỏ tôi ở Phan rang,Thư em kế đại úy ở Ban mê thuột  ,Trung em kế dùng Honda đã di tản hôm trước,không biết ở đâu, Đông  em thứ năm sĩ quan  đóng quân ở Phú yên bây giờ ra sao??

Hơn một tháng sau chúng tôi gặp lại ở ngôi trường xưa, khi dất nước đã thay ngôi đổi chủ,vì sứ mạng giáo dục chúng tôi trở lại trường tiếp tục giảng dạy. Trong giai đoạn đầu,giai đoạn củng cố ổn định,nhiều hoạt động của nhà trường và địa phương rất cần đến thiện chí và những nghề tay trái của Minh và tôi như Văn nghệ,trang trí xe hoa,cổng chào ,badrol ....cộng thêm trong cái hoàn cảnh khó khăn đủ thứ đó  chúng tôi gần nhau hơn gắn bó nhau hơn bởi chúng tôi đồng cảnh ngộ,hai bà xã cùng là nhà giáo.,sự gần gủi đó hai gia đình còn dự tính kết tình sui gia dù rằng các cháu còn bé nhỏ.

Đầu thập niên 1980,anh chị chuyển về Trà Vinh ,quê nhà của anh...chúng tôi vẫn thường tin tức cho nhau ,thi thoảng anh chị lên Bảo Lộc  luôn trú ngụ tại nhà tôi,các lễ cưới các con của  hai gia đình chúng tôi đều tham dự qua lại ,cho nên lời mời gọi vợ chồng tôi một lần đến Trà vinh  đã trên mười năm rồi,và nay mới thực hiện được.

                                                                                                                         (còn tiếp)

Comment
Họ và tên : (*)
Email : (*)
Tiêu đề : (*)
Comment (*)